Trường học hạnh phúc
Con mệt lắm!
Một vấn đề liên quan đến giáo dục đó là áp lực học tập khiến học sinh mệt mỏi, không hạnh phúc, từ đó nêu ra vấn đề "trương học hạnh phúc" phải là nơi học sinh không chịu gánh nặng học hành, áp lực thi cử.
"Thế nào là trường học hạnh phúc?", có rất nhiều cách nghĩ khác nhau xung quanh cụm từ này. Thực tế, trường học hạnh phúc là một dự án của UNESCO được khởi động vào năm 2014 nhằm mục đích thúc đẩy hạnh phúc và sự phát triển toàn diện của người học, coi trọng và nuôi dưỡng các tài năng và thế mạnh đa dạng hơn là kết quả học tập. Theo đó, trường học hạnh phúc là môi trường chú trọng giảng dạy không chỉ giới hạn ở những điều học sinh cần và thiếu mà còn phải hỗ trợ các em phát huy tối đa mọi tiềm năng, đặc biệt là niềm hăng say học tập.
Tại Việt Nam, từ năm 2019, Bộ GD&ĐT đã phối hợp Công đoàn giáo dục Việt Nam phát động mô hình "Trường học hạnh phúc". TP. HCM là địa phương đầu tiên trên cả nước triển khai bài bản về xây dựng "Trường học hạnh phúc" và Bộ tiêu chí đã được công bố vào tháng 10 năm ngoái. Tại thủ đô Hà Nội, Dự thảo bộ tiêu chí "Trường học hạnh phúc" cũng được lấy ý kiến và dự kiến sẽ được ban hành trong thời gian tới và mô hình này đã được thí điểm tại một số trường học trên địa bàn thủ đô.
Có rất nhiều tiêu chí và tiêu chuẩn liên quan đến "Trường học hạnh phúc" nhưng có thể tóm gọn trong ba giá trị cốt lõi: An toàn, Yêu thương và Tôn trọng.
An toàn nghĩa là trường học phải đảm bảo an toàn về thể chất và tinh thần, giáo viên và học sinh phải được bảo vệ, không có sự xúc phạm về mặt thế xác và tinh thần để mỗi khi đến trường cũng giống như chúng ta trở về một mái nhà. Điều này được đặc biệt nhấn mạnh bởi môi trường học tập đang bị bủa vây bởi nhiều nguy cơ, từ cơ sở hạ tầng đến tai nạn thương tích, an toàn vệ sinh thực phẩm và đâu đó vẫn có những vụ bạo lực học đường đáng tiếc xảy ra. Yêu thương là sự quan tâm, chia sẻ và bao dung còn Tôn trọng chính là việc trò tôn trọng thầy và ngược lại.
Ngay từ đầu năm học 2022-2023, Phòng GD&ĐT quận Long Biên đã triển khai tới các nhà trường nhiệm vụ xây dựng và thực hiện văn hóa chào trong và ngoài nhà trường "Khoanh tay - Mỉm cười - Cúi chào". Tại trường Tiểu học Ái Mộ B, các thầy, cô giáo không những coi việc giáo dục học sinh chào hỏi là một nhiệm vụ chuyên môn mà đó còn là vấn đề giáo dục. Chính vì vậy, sự chuyển hóa từ các thầy cô cũng có ảnh hưởng to lớn đến toàn bộ học sinh. Giờ đây, việc thực hiện nếp chào hỏi từ bác bảo vệ đến cô lao công hay tất cả khách đến trường,… được học sinh toàn trường thực hiện như một thói quen tự nhiên.
Ngoài văn hóa cúi chào, thì tại một số trường ở Hà Nội, có những chi tiết rất nhỏ, nhưng lại đang được áp dụng và nó đang góp phần gieo mầm sự tử tế để từ đó kiến tạo trường học hạnh phúc. Ví dụ như bảng nội quy gồm 5 quy tắc, được thay đổi hàng tuần của trường tiểu học Thịnh Hào, quận Đống Đa. Mỗi tuần nhà trường đều đưa ra 5 quy tắc văn minh để học sinh cùng thực hiện như biết chào hỏi, ứng xử với người lớn; nếp ăn uống lịch sự văn minh. Bên cạnh đó là kỹ năng tự phục vụ trong giờ bán trú: Tự bê thức ăn cho nhau, ăn xong biết lau bàn ghế; lật bàn ra nằm ngủ, tự buộc tháo ga, gập chăn, lấy gối… Nhà trường cho rằng, để trường học được hạnh phúc thì nên bắt đầu từ việc thay đổi con người.
Mỗi ngày đến trường là một ngày vui
Ghi nhận ở một số trường mầm non, tiểu học và THCS trên địa bàn Hà Nội với cùng một câu hỏi: các em có hạnh phúc khi đến trường không, tại nhiều trường, các em đều phản hồi rằng đang được trải nghiệm không gian học tập rất thoải mái, được trải nghiệm và phát huy khả năng của mình.
"Mỗi ngày đến trường là một ngày vui". Đây là một tiêu chí quan trọng mà bất kì trường học nào cũng mong muốn đạt được. Vậy để "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui" thì trường học đó phải là "Trường học hạnh phúc".
Vậy "Trường học hạnh phúc" là gì? Một cách dễ hiểu nhất, "Trường học hạnh phúc" là nơi thầy cô, học sinh cũng như phụ huynh đều cảm thấy hạnh phúc trong quá trình dạy và học. Là nơi tình yêu thương giữa các nhà giáo, giữa thầy và trò, giữa học sinh với nhau được trân trọng và bồi đắp hàng ngày. Bên cạnh việc truyền thụ kiến thức, kỹ năng, thái độ cho học sinh, nhà trường còn chú trọng giáo dục bồi đắp tâm hồn đẹp cho các em. Mọi xúc cảm riêng biệt, cá tính sáng tạo của thầy và trò phải luôn được tôn trọng, không bị áp đặt một cách máy móc, rập khuôn theo phương cách giáo dục xưa cũ, lỗi thời.
Cho các con thỏa sức sáng tạo trong hoạt động âm nhạc, kể những câu chuyện mình thích khi đến với không gian chiếu phim, tự do trải nghiệm với thiên nhiên. Đó là mô hình mà trường tiểu học Lê trọng Tấn, phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông áp dụng từ nhiều năm nay. Tất cả đều nhắm đến mục tiêu duy nhất là không để đứa trẻ nào cảm thấy sợ đến trường.
Còn tại trường tiểu học Vạn Bảo, mỗi tiết học đã không còn áp lực từ bài vở kiểm tra, thay vào đó là sự cởi mở của cả thầy và trò xung quanh điều mà trẻ chỉ biết nói tới qua những bài văn mẫu hoặc các cuộc thi hùng biện: ước mơ của em là gì?
Em Thái Dũng Nghĩa - Trường tiểu học Vạn Bảo - Quận Hà Đông chia sẻ: "Con thấy bài khó thì con có thể hỏi các thày cô và con không cảm thấy áp lực bất kỳ môn nào".
Ở các trường học thuộc khu vực miền núi của thủ đô, niềm vui khi đến trường có khi chỉ đơn giản là các em được sử dụng một nhà vệ sinh sạch sẽ, hoặc được nói ra những điều thầm kín mà không phải e dè như trước kia.
Khi thầy cô vui
Tại Tây Hồ, Thanh Xuân và Ba Vì, các thầy cô đều cảm thấy hạnh phúc với công việc của mình. Phần lớn đều vượt qua áp lực từ nhiều phía để làm tốt công việc của mình, truyền được cảm hứng cho học trò ở mỗi buổi đứng lớp.
Làm giáo dục không phải cứ mỗi khi xây một ngôi trường rồi chọn lấy một học trình để dạy là xong. Ngược lại, làm giáo dục trước tiên phải tạo dựng được một lộ trình học xuyên suốt và các thầy cô luôn là cảm hứng, nguồn động viên để các em tự tin đến trường.
Ở Hà Nội nhiều năm nay, có những tiêu chí gần như đã trở thành phổ biến đó là thân thiện với học trò, sẵn sàng chia sẻ những tâm sự, hay định hướng cho các con hướng tới chân - thiện - mỹ.
Những bài giảng điện tử E-learning do cô giáo Nguyễn Thị Liên thiết kế đã được trường mầm non Tây Hồ đưa vào giảng dạy từ hai năm nay. Tình yêu, niềm vui với nghề là động lực giúp cô giáo Liên tạo nên những học phần thú vị dành cho trẻ mầm non.
Hạnh phúc của giáo viên có thể là việc được dạy học trong môi trường được thoả sức sáng tạo, hoặc đến từ chính việc họ cảm nhận được sự tiến bộ của những đứa trẻ một cách tự nhiên, gần gũi.
Trường hạnh phúc là nơi mà tình yêu thương giữa thầy và trò, giữa các học sinh, giữa các giáo viên được trân trọng và bồi đắp hàng ngày, thậm chí là qua nhiều thế hệ.
Mỗi ngày đến trường là một ngày vui là khẩu hiệu không chỉ dành riêng cho học sinh, mà với cả giáo viên, mỗi ngày đến trường với họ, cũng phải là một ngày hạnh phúc.
"Đừng phán xét" và đích đến của "trường học hạnh phúc"
Thầy cô hạnh phúc thì học sinh sẽ hạnh phúc. Quan điểm giản dị đó của một giáo viên mầm non mà quý vị vừa theo dõi lại là điều quan trọng nhất trong kiến tạo "trường học hạnh phúc". Văn hóa ứng xử trong môi trường giáo dục luôn được ưu tiên bởi từ đó, nhiều giá trị khác sẽ được tạo ra.
Một chuyên gia giáo dục đã nhấn mạnh: ta cần coi mỗi học sinh là một nhân cách, thầy cô ứng xử với các em theo hướng dân chủ, công bằng, thân thiện, không quát mắng. Như vậy, văn hóa ứng xử được coi là điều cốt lõi trong xây dựng trường học hạnh phúc. Điển hình như bộ phim "Don’t judge", tạm dịch là "Đừng phán xét", từng đoạt giải Oscar năm 2020, xoay quanh hai nhân vật chính là thầy và trò, bộ phim chứa đựng nhiều giá trị nhân văn sâu sắc.
Đó là câu chuyện về một người thầy giáo thường phạt một cậu học sinh bằng thước kẻ vì thường xuyên đi học muộn. Cho đến ngày, người thầy này chứng kiến cảnh cậu học sinh vội vàng đẩy xe lăn giúp một người phụ nữ trước khi đi học, rồi vừa mang cặp sách, vừa quáng quàng chạy vội đến lớp. Đã không có màn trách phạt nào diễn ra mà thay vào đó là sự ăn năn cùng cái ôm ấm áp của người thầy.
Thầy cô, quý bậc phụ huynh xin đừng bắt ép các con hứng chịu những trận đòn, những lời la mắng hay những hình thức nghiêm trị khác để thỏa cơn tức, nóng giận của bản thân. Bởi hơn ai hết, chúng ta là những người giáo dục, dạy dỗ các em. Đừng vội phản ứng theo những gì xảy ra trước mắt mình. Bởi cũng như chúng ta, mỗi em đều có câu chuyện riêng của chính mình; và không phải em nào cũng dễ dàng, thoải mái chia sẻ câu chuyện cuộc sống với người khác. Sự cảm thông thấu hiểu và tình yêu thương, đó mới là giá trị của bất kì một mô hình giáo dục nào, trong đó có "trường học hạnh phúc".
Sáng 22/12, tuyến Metro số 1 đã chính thức vận hành trong niềm hân hoan của chính quyền và người dân TP.HCM, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình hiện đại hóa hệ thống giao thông công cộng của thành phố.
Chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ sẽ mưa lớn tuần tới, trong khi đó miền Bắc mây nhiều và tiếp tục lạnh.
Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Trung ương đã dự Lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 gây ra, làm hàng chục người dân thiệt mạng, hàng chục ngôi nhà bị vùi lấp, cuốn trôi.
Sáng nay (22/12), tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh, Metro Bến Thành - Suối Tiên chính thức được đưa vào khai thác thương mại.
Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, cùng với đề xuất sửa đổi quy định về sân tập lái xe.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Công văn số 4291/UBND-ĐT về việc nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, đặc biệt xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông.
0