Truy tố Chủ tịch Tập đoàn FLC cùng hai em gái ruột
Ngày 9/4, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao ban hành cáo trạng truy tố bị can Trịnh Văn Quyết (Chủ tịch Tập đoàn FLC) cùng hai em gái Trịnh Thị Thúy Nga, Trịnh Thị Minh Huế về các tội "Thao túng thị trường chứng khoán" và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Cùng hai tội trên, Viện Kiểm sát đề nghị truy tố 41 người là cựu nhân viên của FLC, các đơn vị thẩm định giá, kiểm toán.
Riêng bốn người thuộc sàn giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) bị truy tố về một trong hai tội nêu trên hoặc tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ"; ba người thuộc vụ giám sát Công ty đại chúng Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam bị truy tố tội "Cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán".
Theo cáo trạng, từ 2017 - 2022, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo hai em gái Trịnh Thị Minh Huế, Trịnh Thị Thúy Nga, cùng nhiều thuộc cấp mượn danh nghĩa của nhân viên, người thân, họ hàng lập hồ sơ, thủ tục để thành lập công ty, mở tài khoản chứng khoán, ngân hàng nhằm thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán với mã cổ phiếu AMD, HAI, GAB, FLC, ART.
Cáo trạng cho rằng, em gái ông Quyết đã sử dụng 190 tài khoản để thực hiện các hành vi thao túng thị trường chứng khoán bằng cách liên tục mua bán cùng loại chứng khoán; mua bán với khối lượng lớn chi phối thị trường vào thời điểm mở cửa và đóng cửa giao dịch; đặt lệnh mua, bán cổ phiếu sau đó hủy lệnh.
Các hành vi thao túng trên bị cáo buộc tạo ra cung cầu giả và "thổi" giá đối với 5 mã cổ phiếu thuộc nhóm FLC.
Điển hình như mã HAI, đẩy giá từ 3.700 đồng/cổ lên tới 22.500 đồng/cổ trước khi bán tháo, thu lợi bất chính 238 tỷ đồng. Hay với mã cổ phiếu FLC, cơ quan tố tụng xác định được "thổi" từ 3.050 đồng lên hơn 21.000 đồng/cổ phiếu, thu lợi bất chính 397 tỷ đồng. Tổng cộng, thông qua việc thao túng 5 mã chứng khoán, Trịnh Văn Quyết và đồng phạm gây thiệt hại 723 tỷ đồng cho các nhà đầu tư.
Ngoài hành vi thao túng 5 mã chứng khoán, Viện Kiểm sát còn cho rằng ông Trịnh Văn Quyết, có hành vi nâng khống vốn điều lệ của Công ty Cổ phần xây dựng FLC Faros để niêm yết mã cổ phiếu ROS trên sàn giao dịch chứng khoán, thu tiền của các nhà đầu tư.
Cụ thể, Công ty Faros được thành lập vào năm 2011 với vốn điều lệ khởi đầu 1,5 tỷ đồng. Giai đoạn 2014 – 2016, Trịnh Văn Quyết làm thủ tục tăng vốn điều lệ khống cho doanh nghiệp này từ 1.197 tỷ đồng lên tới 4.300 tỷ đồng, tương ứng với 430 triệu cổ phần.
Khi FLC Faros niêm yết 430 triệu cổ phiếu mã ROS trên sàn chứng khoán, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo bán, chiếm đoạt 3.600 tỷ đồng của các nhà đầu tư.
Hành vi gian dối trong việc nâng khống vốn điều lệ rồi niêm yết, bán cổ phần để thu tiền này bị Viện Kiểm sát xác định là "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội vừa có cảnh báo khách hàng chú ý cảnh giác trước những cuộc gọi mạo danh là nhân viên điện lực và yêu cầu khách hàng thanh toán tiền điện bằng cách chuyển khoản vào tài khoản cá nhân.
Từ đầu năm đến nay, mặc dù cơ quan chức năng liên tục phát đi cảnh báo, song vẫn rất nhiều người lao động vẫn bị mắc bẫy khi đi xuất khẩu lao động trái phép; thậm chí rơi vào cảnh nợ nần khi nghe một số đối tượng cò mồi, dụ dỗ làm giả hồ sơ giấy tờ đi làm việc tại nước ngoài.
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa đưa ra cảnh báo về việc sản phẩm thực phẩm An tâm đường đang được quảng cáo vi phạm quy định của pháp luật về quảng cáo.
Tài xế xe đầu kéo lấn làn, vượt ẩu tại khúc cua ở Km35 huyện Hàm Yên, Tuyên Quang, gây nguy hiểm cho các phương tiện khác, đã bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Sau những phản ánh của Đài Hà Nội về tình trạng vi phạm trật tự đô thị trên địa bàn, ban chỉ đạo 197 phường Cống Vị đã liên tục tổ chức các đợt xử lý vi phạm. Tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè, ô nhiễm môi trường đã được cải thiện rõ rệt.
Tổ công tác lực lượng CSGT Công an thành phố Hà Nội kiểm tra, phát hiện tài xế xe ba bánh tự chế chở vật liệu xây dựng lưu thông trên đường gây mất an toàn giao thông, đã lập biên bản xử phạt, tạm giữ phương tiện.
0