Tỷ lệ chọi lớp 10 công lập Hà Nội cao nhất là 1/3,55

Nhằm giúp học sinh nắm được thông tin toàn cảnh về việc đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào lớp 10 THPT công lập năm học 2023 - 2024, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa công bố số lượng đăng ký dự tuyển vào từng trường. Trong số các trường công lập, Trường Tiểu học - Trung học Cơ sở và THPT Khương Hạ (quận Thanh Xuân) có tỷ lệ chọi cao nhất (1/3,55).

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2023 - 2024 vào các trường công lập không chuyên của TP Hà Nội sẽ diễn ra vào ngày 10 đến 11/6.

Năm nay, Hà Nội có 129.210 học sinh tốt nghiệp THCS. Ngoài số vào lớp 10 THPT công lập, khoảng 50.000 em còn lại có thể vào các trường công lập tự chủ hoặc tư thục, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên.

Học sinh làm ba bài thi gồm: Ngữ văn (120 phút), Toán (120 phút) và Ngoại ngữ (60 phút). Với bài thi môn Ngoại ngữ, thí sinh tự chọn một trong các thứ tiếng: Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Hàn.

Dự kiến, chậm nhất ngày 4/7, Hà Nội sẽ công bố điểm thi của thí sinh và từ ngày 8 đến 9/7 sẽ công bố điểm chuẩn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Giáo dục hiện đang dự kiến bỏ điểm sàn thi tốt nghiệp với ngành Y và Sư phạm, cho rằng điểm này không sát yêu cầu chất lượng mà còn tính toán vất vả.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.

Dù đang trong thời gian của học kỳ I năm học 2024-2025, nhưng nhiều trường tư thục tại Hà Nội như: Nguyễn Siêu, Archimedes, Ngôi sao Hà Nội,… đã bắt đầu triển khai công tác tuyển sinh, công bố các thông tin tuyển sinh cho năm học tiếp theo 2025-2026 tới người học và phụ huynh học sinh.

Bộ GD-ĐT đang lấy ý kiến Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non. Bộ GD-ĐT dự kiến cơ sở đào tạo có thể tổ chức xét tuyển sớm.

Dự thảo sửa đổi Quy chế tuyển sinh đại học 2025 đang được lấy ý kiến với nhiều điểm thay đổi. Trong đó quy định siết xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu khiến các trường gặp khó trong tuyển sinh.

Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tuyển sinh trình độ đại học, cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, dự kiến sẽ áp dụng từ năm 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã bổ sung nhiều điểm mới về xét tuyển sớm, đặc biệt là quy định các trường đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.