UAE: Trang trại lúa mì giữa sa mạc

Một trang trại lúa mì rộng 400 ha mới được đưa vào hoạt động ở tiểu vương quốc Sharjah thuộc Các Tiểu vương quốc Ảrập thống nhất (UAE), là một minh chứng cho quyết tâm của quốc gia này trong việc khơi dậy một "cuộc cách mạng xanh", giảm phụ thuộc vào lương thực nhập khẩu.

Trên vùng sa mạc nóng bỏng của Sharjah hiện lên hình ảnh tám vòng tròn màu xanh nổi bật. Đó là những cánh đồng lúa mì được canh tác bằng một hệ thống tưới tiêu và chăm sóc công nghệ cao

Trang trại này nhằm mục đích giúp Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, quốc gia bao phủ bởi sa mạc khô cằn, có thể cải thiện an ninh lương thực trong khi khoảng 90% lương thực của nước này phải nhập khẩu.

Trang trại rộng 400 ha ở Sharjah đã được đưa vào hoạt động năm 2022. Trang trại không sử dụng thuốc trừ sâu, hóa chất, hạt giống biến đổi gene và nguồn nước tưới tiêu là nước được khử muối. Hệ thống tưới tiêu gồm bệ chứa lớn, giàn phun nước trên cao. Trang trại sử dụng trí tuệ nhân tạo và hình ảnh nhiệt để thu thập dữ liệu về thời tiết và thổ nhưỡng nhằm điều chỉnh tốc độ tưới và theo dõi quá trình tăng trưởng của cây trồng.

Giới chức UAE cho biết chi phí năng lượng để sản xuất 18.000 m3 nước khử muối, dùng cho tưới tiêu mỗi ngày sẽ tăng ít hơn khi dự án mở rộng quy mô gấp hơn 3 lần vào năm 2025 và tiến tới sẽ tăng gấp gần 5 lần. Trang trại cũng bao gồm các cánh đồng trải rộng trên 2ha, thử nghiệm 35 loại lúa mỳ khác nhau từ khắp nơi trên thế giới để tìm hiểu khả năng phù hợp với điều kiện đất đai và thời tiết của UAE.

Theo số liệu của chính phủ, UAE gồm 7 tiểu vương quốc, đã nhập khẩu 1,7 triệu tấn lúa mỳ vào năm 2022, trong đó Sharjah nhập 330.000 tấn. UAE, nơi sẽ tổ chức Hội nghị lần thứ 28 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) năm nay, đang có kế hoạch sản xuất thực phẩm với định hướng tái chế nước và giảm chất thải.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Người dân Nhật Bản tại tỉnh Fukushima và Tokyo mới đây đã xuống đường biểu tình để phản đối quy trình xả nước thải hạt nhân đã qua xử lý của nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 ra biển.

Ngày 27/4, cả Nga và Ukraine đều lên tiếng cáo buộc đối phương tấn công các cơ sở năng lượng của mình. Trong khi Bộ trưởng Năng lượng Ukraine cho biết Nga cùng lúc tấn công các cơ sở năng lượng của Ukraine ở ba khu vực khiến bốn nhà máy nhiệt điện hư hỏng nặng, thì Thống đốc vùng Krasnodar của Nga cũng cáo buộc máy bay không người lái Ukraine đã tấn công các nhà máy lọc dầu và cơ sở năng lượng của địa phương.

Nhằm gây áp lực lên các nhà trung gian quốc tế, giới chức Israel đã cảnh báo về cơ hội đàm phán cuối cùng để tiến tới thỏa thuận ngừng bắn và trao đổi con tin với lực lượng Hamas, trước khi mở cuộc tấn công quy mô lớn vào thành phố Rafah ở cực Nam Dải Gaza.

Bất chấp sự chỉ trích mạnh mẽ của Mỹ - đồng minh thân cận, quân đội Israel đang chuẩn bị cho kế hoạch tấn công trên bộ vào thành phố Rafah ở miền Nam Gaza, nơi Israel cho là thành trì cuối cùng của lực lượng Hamas ở Dải Gaza.

Một cầu trượt khẩn cấp đã rơi khỏi chiếc máy bay của hãng hàng không Delta Airlines đang chở 183 người ngay sau khi máy bay vừa cất cánh từ New York, Mỹ, vào ngày 26/4, theo giờ địa phương. Sự cố khiến phi hành đoàn nhanh chóng kích hoạt tình trạng khẩn cấp và quay trở lại Sân bay quốc tế John F. Kennedy.

Thống đốc Vùng Krasnodar của Nga sáng nay cho biết, lực lượng phòng không Nga vừa ngăn chặn một đợt tấn công mới bằng máy bay không người lái của Ukraine nhằm vào một số nhà máy lọc dầu và cơ sở hạ tầng năng lượng ở phía Nam vùng này.