Ứng phó với nguy cơ "dịch chồng dịch"

Năm 2022 là năm mà thế giới phải căng mình ứng phó với nguy cơ 'dịch chồng dịch'. Những diễn biến dịch bệnh của năm 2022 cho thấy Covid-19 không phải là đại dịch cuối cùng mà nhân loại phải đối mặt, do đó, không nên đánh giá thấp tình hình dịch bệnh trên thế giới hiện nay.

Thế giới vẫn đang cùng lúc ứng phó với hai dịch bệnh được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) coi là "mối đe dọa nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng khi bùng phát trên toàn cầu", đó là đại dịch Covid-19 và bệnh đậu mùa khỉ. Ngày 23/7, WHO đã ban bố “tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu” - mức cảnh báo cao nhất của tổ chức này - đối với bệnh đậu mùa khỉ. Kể từ khi dịch bệnh này bùng phát vào tháng 5 và nhanh chóng lây lan trên thế giới, đến nay hơn 81.000 ca mắc đã được ghi nhận tại trên 110 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có hơn 200 ca tử vong. Hiện số ca mắc bệnh đậu mùa khỉ đang có chiều hướng giảm, nhưng vẫn ở mức trên 100 ca/ngày.

Trong khi đó, đầu tháng này, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nhấn mạnh sau gần 3 năm bùng phát, đại dịch Covid-19 vẫn gây ra tình trạng khẩn cấp toàn cầu, trong bối cảnh nhiều quốc gia đang chứng kiến số ca mắc mới tăng mạnh.

Cùng với 2 loại dịch bệnh thuộc cấp độ cảnh báo cao nhất của WHO, Mỹ và nhiều nước ở Châu Âu còn phải chống đỡ cùng lúc dịch cúm mùa và dịch bệnh do virus hợp bào hô hấp (RSV) - một loại virus đường hô hấp phổ biến gây viêm phế quản hoặc viêm phổi và có thể dẫn tới tử vong. Nhiều quốc gia Châu Phi đang chứng kiến dịch tả bùng phát mạnh, còn dịch sốt xuất huyết đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và Mỹ Latinh. Đáng chú ý, tại Đông Nam Á, số ca mắc sốt xuất huyết gia tăng mạnh ở hầu hết các quốc gia với tổng số ca mắc lên tới gần nửa triệu ca, trong đó có hàng trăm trường hợp tử vong.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong bối cảnh ngành y tế còn nhiều khó khăn như thiếu nhân lực, chưa đồng bộ ở các tuyến điều trị, việc ứng dụng công nghệ cao giúp rút ngắn thời gian khám chữa bệnh, tăng độ chính xác và nâng cao hiệu quả điều trị, tiết kiệm chi phí, giúp nhiều người bệnh có cơ hội được khám chữa bệnh ở giai đoạn sớm.

Thuốc lá chứa 7.000 hóa chất, trong đó có 69 chất gây ung thư và là nguyên nhân gây nên 25 loại bệnh như: các bệnh ung thư, tim mạch, các bệnh về hô hấp và sinh sản. Sử dụng thuốc lá là một trong nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong sớm.

100% trạm y tế ở 10 tỉnh vùng cao, miền núi, khó khăn sẽ được triển khai khám, chữa bệnh từ xa thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

Chiều 21/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Dược, trong đó nghiêm cấm hành vi bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử với thuốc kê đơn.

Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.

Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.