Bất lực khi bị lừa đảo trên không gian mạng

Lừa đảo trên không gian mạng liên tục gia tăng, với nhiều hình thức tinh vi. Số người bị lừa đảo cũng không ít và số tiền lừa đảo thì ngày càng nhiều lên. Thế nhưng thực tế, người dân không biết kêu ai khi bị lừa đảo trên mạng. Và xác suất lấy lại được số tiền là rất ít.

Cụ thể, một trường hợp khách hàng nhận được cuộc gọi từ một người tự xưng là nhân viên của ngân hàng mời chào nâng hạng mức thẻ tín dụng. Người này đã hoàn toàn tin tưởng vào lời tư vấn của “nhân viên” giả mạo. Sau khi làm theo hướng dẫn, 40 triệu đồng trong tài khoản của vị khách hàng này bỗng nhiên “không cánh mà bay”. Và sau khi biết mình bị lừa, nạn nhân chẳng biết kêu ai để đòi lại được số tiền đã mất.

Một nạn nhân chia sẻ: "Người đó cũng nói với tôi là chỉ cần nhập đầy đủ thông tin gồm số thẻ, mã CVV, OTP… thì yêu cầu nâng hạn mức thẻ lên 70 triệu sẽ được đáp ứng. Tuy nhiên, sau khi làm theo hướng dẫn thì tài khoản ngân hàng của tôi bỗng nhiên có thông báo trừ tiền, tôi đã vội vã liên lạc lại ngay với nhân viên kia qua Zalo và gọi điện nhưng đều không thể nào liên lạc được. Đến lúc đó tôi mới bàng hoàng nhận ra mình đã bị lừa".

Hình thức lừa đảo trên không gian mạng ngày càng gia tăng.

Tất cả các vụ lừa đảo đều hướng tới mục tiêu lấy tiền trong tài khoản ngân hàng. Dù tự nguyện chuyển khoản, hay cung cấp thông tin cho kẻ gian lấy tiền, hoặc bị chiếm quyền sử dụng điện thoại; thì phần lớn khách hàng sau khi bị lừa đều nghĩ ngay đến việc liên hệ với ngân hàng để xử lý.

Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia, nơi thường xuyên tiếp nhận thông tin về các vụ việc lừa đảo để thống kê và phân tích. Hàng ngày, hàng tuần, trung tâm đều có điểm tin về lừa đảo trực tuyến, nhưng cũng chỉ với mục đích cảnh báo cho người dân.

Ông Nguyễn Phú Lương - Phó Giám đốc Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia cho hay: "Chúng tôi luôn cảnh báo việc lấy lại tiền gặp rất nhiều khó khăn, thường sẽ khó hơn khi tiền bị lừa đảo ngay lập tức chuyển hóa thành các loại tài sản khác nhau, hoặc chuyển ra nước ngoài. Thế nên việc truy vết dòng tiền gặp rất nhiều khó khăn nên lấy lại tài sản gần như là không thể".

Xác suất lấy lại được tiền là rất thấp. Chính vì vậy, nâng cao tinh thần cảnh giác trong mọi tình huống chính là giải pháp tốt nhất để người dân bảo vệ tài sản của chính mình trong bối cảnh lừa đảo trên không gian mạng gia tăng như hiện nay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Xe container tông sập nhiều nhà dân khiến ba người tử vong tại Đắk Nông. Xe đã chạy với vận tốc 84km/giờ ở thời điểm xảy ra tai nạn. Tốc độ này vượt 40% so với tốc độ cho phép ở đoạn đường này.

Sau 18h ngày 25/7, người dân có thể vào nhà tang lễ để viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Để đảm bảo an ninh an toàn, Công an Thành phố đã xây dựng nhiều phương án hướng dẫn, tổ chức phân luồng giao thông tại các tuyến đường xung quanh những khu vực tổ chức tang lễ.

Tình huống giao thông bên dưới không hiếm thấy trên các tuyến đường cao tốc và quốc lộ, khi các tài xế vô tình hoặc cố ý cho xe chạy gần như song song, chiếm hết cả làn đường, khiến xe phía sau không thể vượt lên.

Clip được chủ xe có camera hành trình ghi lại, sự việc diễn ra vào tối ngày 23/7, trên đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên, đoạn giữa lối ra huyện Gia Lâm, Hà Nội và lối ra thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Tình huống xảy ra vào tối ngày 23/7 tại lối ra gần khu đô thị Smart City, Đại lộ Thăng Long.

Thời gian gần đây, lực lượng chức năng liên tiếp phát hiện các trường hợp lái xe ô tô dương tính với ma túy. Đây là nguyên nhân dẫn tới tai nạn giao thông. Dẫn chứng gần nhất là vụ tai nạn thương tâm khiến bốn mẹ con tử vong xảy ra tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức xảy ra ngày 16/7 vừa qua.