Bị cáo Lưu Bình Nhưỡng: Việc nhận 300.000 USD là sai lầm

Bị cáo Lưu Bình Nhưỡng khai việc nhận 300 nghìn USD từ doanh nghiệp là "sai lầm trong cuộc đời", song ông khẳng định chưa bao giờ gợi ý việc phải chi tiền bạc.

Chiều 7/1, TAND tỉnh Thái Bình tiếp tục phiên toà sơ thẩm xét xử hai bị cáo Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân cùng ba đồng phạm trong vụ án cưỡng đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi. 

Hội đồng xét xử cách ly hai bị cáo Cường và Phương để thẩm vấn bị cáo Nhưỡng. Trước bục khai báo, bị cáo Nhưỡng khẳng định giữ nguyên tất cả lời khai của mình tại cơ quan điều tra.

Theo cáo trạng, ông Lưu Bình Nhưỡng bị cáo buộc lợi dụng chức vụ quyền hạn can thiệp việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Quế Võ III tại Bắc Ninh. Ông Nhưỡng đã viết phiếu chuyển đơn giúp doanh nghiệp và gợi ý “xong việc đưa chú 300.000n USD”. Sau khi xong việc, lãnh đạo công ty đưa tiền cảm ơn bị cáo Nhưỡng. 

Trình bày về việc này, bị cáo Lưu Bình Nhưỡng khai việc nhận 300.000 USD từ doanh nghiệp là "sai lầm trong cuộc đời", song ông khẳng định chưa bao giờ gợi ý việc phải chi tiền bạc. Ông cũng đã cùng gia đình khắc phục. Tại tòa, những người liên quan cũng khai nội dung như cáo trạng đã nêu.

Liên quan đến việc bị cáo Nhưỡng nhận quà của một người dân ở Hải Phòng (người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) là bộ cánh cửa nhà thờ ở huyện Hưng Hà, bị cáo Nhưỡng cho rằng: “Đó là quà tặng nhà thờ họ chứ không phải tặng bị cáo”.

Trước khi kết thúc ngày xét xử thứ nhất, Hội đồng xét xử đã tiến hành thẩm vấn bị cáo Lê Thanh Vân về hành vi gọi điện cho lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh can thiệp để Công ty cổ phần Trường Sinh sớm được cấp phép khai thác dự án đồi Bắc Sơn, qua đó hưởng lợi 60 triệu đồng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khi kết thúc mô hình tổng cục, Bộ Công Thương sẽ chuyển giao Cục Quản lý thị trường về UBND các tỉnh, thành phố quản lý, đồng thời kiến nghị thành lập các Chi cục quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương.

Chiều 8/1, tại xã Yên Bình, huyện Thạch Thất, Binh chủng Hóa học phối hợp với Quân khu 1, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Binh chủng Thông tin liên lạc, tổ chức diễn tập phòng thủ dân sự ứng phó sự cố môi trường cấp quốc gia năm 2024.

Hà Nội đề xuất Thủ tướng cho xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào Tô Lịch, tổng đầu tư khoảng 550 tỷ đồng bằng ngân sách của thành phố.

Chuyển đổi xe buýt xanh và nâng cao chất lượng dịch vụ là hai nhiệm vụ trọng tâm mà Tổng công ty vận tải Hà Nội được UBND thành phố giao tại buổi tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2024 và triển khai kế hoạch công tác năm 2025.

Trong khuôn khổ của Hội thảo “Phát triển đô thị theo định hướng giao thông công cộng - TOD’’, sáng 8/1, Đại sứ quán Anh và Bắc Ireland tại Việt Nam và Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trên lĩnh vực đường sắt đô thị.

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Sở Giao thông Vận tải Hà Nội sáng 8/1, Phó Chủ tịch UBND thành phố Dương Đức Tuấn yêu cầu ngành giao thông vận tải Thủ đô cần tập trung giải quyết nạn ùn tắc giao thông, triển khai đề án giao thông thông minh và đề xuất cơ chế phát triển đường sắt đô thị.