Cần quyết liệt thu hồi dự án chậm triển khai
Tại phường Mộ Lao, quận Hà Đông, có 6 ô đất tổng diện tích hơn 43.100m2 được tỉnh Hà Tây trước đây giao cho Công ty TNHH Một thành viên Booyoung Vina Việt Nam. Thời hạn sử dụng đất 50 năm từ năm 2006, để xây 6 nhà chung cư cao tầng. Tuy nhiên, sau 18 năm, mới chỉ có CT4 và CT7 được xây dựng. 4 vị trí còn lại là CT2, CT3, CT5, CT6 vẫn quây tôn kín mít. Dự án chậm triển khai gây không ít khó khăn cho công tác quản lý tại địa phương.
Ông Đỗ Lý - Phó Chủ tịch UBND phường Mộ Lao, cho biết: “Chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn trong công tác giữ gìn trật tự an ninh, vệ sinh môi trường, tái lấn chiếm... Với chức năng, thẩm quyền của UBND phường, tôi đề nghị các cấp, sở ban ngành sớm kiểm tra, thu hồi các dự án chậm triển khai và xử lý theo quy định của pháp luật”.
Dự án của Booyoung Vina Việt Nam là vốn ngoài ngân sách. Với các dự án kiểu như thế này, thời gian qua Hà Nội đã thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê đất, chấm dứt hoạt động, dừng triển khai hoặc chấm dứt việc giao chủ đầu tư nghiên cứu lập quy hoạch với 153 dự án. Tuy nhiên, với các dự án sử dụng vốn ngân sách, tình trạng bỏ hoang vẫn chưa có lộ trình thu hồi.
Phường Hà Cầu, nơi đặt trung tâm hành chính mới của quận Hà Đông, có hàng chục dự án được UBND tỉnh Hà Tây trước đây quy hoạch và giao đất cho các đơn vị xây dựng trụ sở. Đến nay, một số vị trí đã được điều chỉnh quy hoạch và xây dựng. Nhưng còn rất nhiều dự án vẫn để hoang đất.
Ông Lê Bá Hoài - Phó Chủ tịch UBND phường Hà Cầu, nói: “Đề nghị thành phố đẩy mạnh việc thu hồi dự án chậm triển khai. Kịp thời đảm bảo phương án bảo vệ trật tự đô thị, trật tự công cộng cũng như là vệ sinh môi trường trên địa bàn".
Theo thống kê đến tháng 6 năm 2023, chỉ với những dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách, Hà Nội đã có 712 dự án chậm triển khai với tổng quy mô khoảng trên 11.300 ha đất. 705 dự án trong số này đã có kết luận thanh tra, kiểm tra và chỉ đạo xử lý.
Thực tế, việc thu hồi dự án chậm triển khai chưa đạt mục tiêu và tiến độ đề ra là do những vướng mắc về mặt chính sách. Chính vì vậy, những quy định cụ thể trong Luật đất đai 2013 được kỳ vọng sẽ giải quyết dứt điểm tình trạng này.
Luật sư Phạm Thanh Tuấn, chuyên gia pháp lý bất động sản, cho biết: “Chúng ta phải đưa đất đai vào sử dụng để khai thác giá trị thương mại của nó. Luật Đất đai 2013 và mới đây là Luật Đất đai 2024 đã có quy định rõ ràng đối với các dự án đất đai, các chủ đầu tư có trách nhiệm phải đưa đất đai vào sử dụng, nếu mà chậm trong thời gian 24 tháng so với tiến độ thực hiện thì dự án sẽ bị thu hồi".
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch hiệp hội BĐS TP.HCM, cho biết: “Tình trạng bao chiếm đất đai gây lãng phí đã diễn ra nhiều năm nay rồi. Cho nên vấn đề này tới đây sẽ cần phải được chúng ta cương quyết xử lý và sẽ được giải quyết bằng nhiều biện pháp”.
Luật đã quy định. Biện pháp cũng đã có. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là quyết tâm của các địa phương trong xử lý dứt điểm các dự án bỏ hoang. Nếu những khu đất có vị trí đắc địa này được sử dụng kịp thời, đúng mục đích sẽ khơi thông nguồn lực đất đai. Thay bằng sự hoang hóa sẽ là những không gian công cộng hay trường học hoặc khu đô thị, góp phần đáp ứng nhu cầu của người dân.
Để giải quyết vấn đề thiếu hụt nhà ở cho người dân có thu nhập thấp và trung bình. Một trong những mục tiêu quan trọng nhất được Bộ Xây dựng xác định trong thời gian tới là đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, để từng bước đáp ứng nhu cầu của người dân, đồng thời góp phần điều tiết thị trường bất động sản phát triển lành mạnh.
Cụ thể hoá Luật đất đai, Hà Nội và nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đã ban hành bảng giá đất mới. Điều chỉnh tiệm cận hơn với giá thị trường, bảng giá đất mới được kỳ vọng sẽ giúp thị trường bất động sản phát triển bền vững hơn.
Trong các giao dịch dân sự về nhà đất, việc ủy quyền để thực hiện diễn ra khá nhiều. Nội dung ủy quyền ra sao là do chủ bất động sản tự xác định, tuy nhiên pháp luật cũng có những qui định đối với người được ủy quyền không được tự mình chuyển nhượng đấtđược ủy quyền bán cho chính mình.
Bảng giá đất mới được Hà Nội ban hành đã gần tiệm cận giá thị trường. Đây sẽ là cơ sở để Thành phố thiết lập chính sách đồng bộ trong quản lý đất và hài hòa lợi ích của Nhà nước, người sử dụng và người có nhu cầu sử dụng đất thực hiện dự án.
Tại tọa đàm do Hội môi giới bất động sản Việt Nam tổ chức ngày 27/12, Tiến sĩ Võ Trí Thành điểm lại việc tăng giá "sốc" của giá nhà trong vài thập kỷ. Theo đó, nếu tính lạm phát thì trong thập kỷ 90, giá cả hàng hóa tăng 4 lần. Hai thập niên vừa rồi, giá hàng hóa tăng không quá 2 lần, thế nhưng giá nhà tăng tới 400 lần.
Bảng giá đất mới được Thành phố Hà Nội ban hành có hiệu lực từ ngày 20/12 đến hết năm 2025. Theo đó, mức giá tại từng khu vực, vị trí được xác định cụ thể sẽ góp phần đẩy nhanh thủ tục đầu tư, giúp khởi động các dự án bất động sản đang gặp vướng mắc do phải chờ bảng giá đất mới.
0