Chứng khoán 2025: Kỳ vọng hiệu ứng tháng Giêng
Các chuyên gia cũng tỏ ra lạc quan về triển vọng chứng khoán trong năm 2025, nhờ vào những yếu tố hỗ trợ tích cực hơn, giúp củng cố đà tăng trong dài hạn.
Trong 24 năm hoạt động, VN-Index đã có 14 lần tăng điểm trong tháng giêng. Hiện tượng này gọi là “Hiệu ứng tháng Giêng,” được lý giải do nhà đầu tư thường chốt lời cuối năm và quay lại mua cổ phiếu vào đầu năm mới, tạo lực cầu lớn, đẩy giá cổ phiếu tăng trong tháng đầu năm.
Chỉ số VN-Index đã dao động trong khoảng 1.200 - 1.300 điểm từ giữa năm 2024. Các chuyên gia dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ với GDP năm 2025 đạt từ 7-7,5%. Điều này được kỳ vọng là động lực giúp thị trường chứng khoán vượt qua ngưỡng 1.300 điểm trong năm mới.
Việt Nam đã hoàn thành 7/9 tiêu chí nâng hạng từ cận biên lên mới nổi của FTSE, với tiêu chí pre-funding đã sửa đổi và chờ đánh giá. FTSE dự kiến xem xét nâng hạng vào tháng 3/2025 và chính thức thực hiện vào tháng 9/2025. Nhà đầu tư có thể tận dụng “Hiệu ứng tháng Giêng” để chọn cổ phiếu có nền tảng tốt, phù hợp với chiến lược đầu tư của mình.
Năm 2025, thị trường chứng khoán bước vào chu kỳ mới. Mặc dù dòng tiền vẫn có sự phân hóa nhưng cơ hội đầu tư sẽ rõ ràng hơn. Trong kịch bản tích cực, dòng tiền có thể tập trung vào nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và các cổ phiếu dẫn dắt thị trường như ngân hàng, chứng khoán, thép… giúp tăng thanh khoản và hỗ trợ chỉ số VN Index.
Chính phủ vừa ban hành nghị định cho phép hỗ trợ tối đa 50% chi phí đầu tư ban đầu cho các doanh nghiệp có dự án R&D công nghiệp bán dẫn và AI. Mức hỗ trợ này được đưa ra trong Nghị định 182 vừa được Chính phủ ban hành ngày 31/12/2024 về thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ Hỗ trợ đầu tư.
Tại Tọa đàm "Kinh tế vĩ mô Việt Nam nhìn lại 2024 và triển vọng 2025" diễn ra sáng 3/1 tại Hà Nội, các chuyên gia cho rằng nền kinh tế Việt Nam trong năm 2024 đã có sức bật mạnh mẽ. Năm 2025, sẽ vượt qua thách thức toàn cầu, triển vọng về một nền kinh tế vững mạnh và bền vững trong tương lai.
Thu ngân sách trên địa bàn Hà Nội trong năm 2024 ước đạt 509,3 nghìn tỷ đồng, đạt 124,7% dự toán pháp lệnh năm và tăng 23,8% so với năm liền trước.
Năm 2024, dù gặp nhiều khó khăn nhưng kinh tế Thủ đô vẫn có những bước tiến quan trọng, duy trì tốc độ tăng trưởng cao, dự kiến đạt khoảng 6,52% (cùng kỳ năm 2023 đạt 6,27%). Đây là tiền đề, động lực quan trọng để Hà Nội chinh phục mục tiêu tăng trưởng cao 8% vào năm 2025.
Năm 2025, kinh tế Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều rủi ro từ thế giới đến trong nước. Để vượt qua thách thức, cần cải cách thể chế, đầu tư bền vững và có các chính sách linh hoạt. Thông tin được nhấn mạnh tại Tọa đàm “Kinh tế vĩ mô Việt Nam: Nhìn lại 2024 và triển vọng 2025” diễn ra sáng 3/1, tại Hà Nội.
Dù vào ngày 6/1 Tổng cục Thống kê mới công bố số liệu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2024, thế nhưng khá chắc chắn là năm nay, tổng sản phẩm quốc nội GDP có thể tăng trưởng trên 7%, vượt mục tiêu 6,5-7% mà Quốc hội đề ra.
0