Cột điện án ngữ giữa ngã tư đường
Người dân phản ánh tại khu vực ngã tư Thúy Lĩnh - Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội, đang tồn tại hai cột điện án ngữ giữa đường.
Tại ngã tư đường Thúy Lĩnh - Lĩnh Nam, đoạn giao cắt với đường Nguyễn Khoái và đê Hữu Hồng, hai cây cột điện tồn tại ngay từ thời điểm hạ tầng khu vực được nâng cấp cải tạo.
Anh Đỗ Thắng, phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, cho biết: ''Tôi đi qua hai cái đầu dốc này nhìn thấy hai cột điện là thấy run. Đường thì rất rộng thế mà tại sao lại có hai cái cột điện ở giữa đường, nguy hiểm lắm, rất dễ gây tai nạn cho dân khu vực này''.
Bà Lê Tiểu Khương, phường Lĩnh Nam, kể: ''Đường rất là đông, nguy hiểm, các cháu học sinh đi học lúc đi và lúc về xe ô tô đi lên đi xuống rất nhiều. Trách nhiệm thuộc về ai? Phường, quận, thành phố hay Sở Điện lực mà cái dây điện vẫn chằng chéo, cột điện vẫn ở giữa đường?
Nếu như không di dời thì xe cộ đi lên đi xuống, trẻ con đi học, dân đi làm đi chợ, không biết cái cột điện nó rung lắc nó sẽ đổ vào người lúc nào, bởi vì cái đường như này mà cái cột điện như thế kia, bao nhiêu người đi qua, trách nhiệm không biết thuộc về ai nhưng nguy hiểm thì dân sẽ chịu''.
Thực tế, đã có những tai nạn thương tâm xảy ra ở khu vực này. Không chỉ gây mất an toàn giao thông, hình ảnh này còn cho thấy sự thiếu đồng bộ trong cải tạo hạ tầng.
Mực sông Hồng trong những ngày qua lên cao, khiến hơn 30ha đất trồng đào, quất tại Phú Thượng, Tây Hồ chìm trong nước lũ. Những gia đình trồng đào, quất tại đây không khỏi xót xa vì vụ đào, quất năm nay xác định bị thiệt hại năng, thậm chí mất trắng.
Khu đô thị Nam đường 32 thuộc xã Đức Giang, huyện Hoài Đức hiện vẫn đang trong tình trạng ngập úng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống người dân.
Nhằm sớm khắc phục hậu quả sau cơn bão số 3 gây ra trên địa bàn thành phố, ngoài đơn vị chuyên nghiệp của công ty công viên cây xanh, còn có rất nhiều lực lượng hỗ trợ để thu dọn, vận chuyển cây xanh bị gãy đổ trên các tuyến đường phố của Thủ đô.
Tại khu vực huyện Chương Mỹ, người dân đang phải chịu cảnh lũ chồng lũ. Sự hỗ trợ kịp thời của các cấp chính quyền đã giúp bà con có nơi tránh trú an toàn, đảm bảo đời sống và sinh hoạt.
Mực nước sông Hồng đã xuống mức báo động1 từ 14h40 chiều hôm nay (13/9). Nước rút nhanh, nhiều hộ dân ở ngoài đê sông Hồng vui mừng bởi được trở về dọn dẹp nhà cửa.
Bên cạnh sự tàn phá và gây nhiều hậu quả, những trận mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 3 dường như cũng mang lại một vài tác động tích cực. Dòng chảy trong xanh của sông Tô Lịch ở Hà Nội có lẽ là một trong những điều tích cực hiếm hoi mà bão lũ mang lại. Video do phóng viên Đài Hà Nội ghi nhận hôm nay, 13/9.
0