Củng cố niềm tin, thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Sau một thời gian dài trầm lắng, quý II và quý III năm nay đã chứng kiến sự trở lại của hoạt động phát hành trái phiếu. Tuy nhiên, vẫn chủ yếu thuộc về các ngân hàng khi nhóm ngành này có giá trị phát hành cao nhất với khoảng 109.600 tỷ đồng, chiếm tỉ trọng 47% so với tổng giá trị.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Trong khi những nhóm ngành còn lại vẫn gặp khó khi phát hành trái phiếu do nhu cầu đầu tư chưa phục hồi và nguồn vốn ngân hàng đang rất “sẵn” cho doanh nghiệp.

Quý IV là thời gian cao điểm thanh toán các khoản nợ lãi, gốc đến hạn trái phiếu của doanh nghiệp. Tuy nhiên làn sóng xin khất nợ đến nay vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Trong tháng 11 năm nay, đã có khoảng 100 doanh nghiệp thông báo chậm, hoãn thanh toán gốc, lãi trái phiếu, trong đó nhiều nhất là nhóm ngành bất động sản.

Củng cố niềm tin, thúc đẩy thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu là kênh huy động vốn trung và dài hạn hiệu quả cho nền kinh tế. Tuy nhiên so với các nước đang phát triển trong khu vực Asean, quy mô thị trường trái phiếu của Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều khi mới chỉ đạt khoảng 1,15 triệu tỷ đồng, chiếm gần 15% GDP cả nước, trong khi Malaysia là 56% GDP, Singapore là 38% GDP, Thái Lan là 25% GDP.

Xếp hạng tín nhiệm trái phiếu là một giải pháp để thu hút nhà đầu tư khi niềm tin tăng lên. Hiện tại ở thị trường Việt Nam, có 3 công ty được cấp phép xếp hạng tín nhiệm là Fiin ratings, Saigon rating, và VIS ratings.

Bên cạnh chính sách của Chính phủ trong ổn định kinh tế vĩ mô, điều hành linh hoạt giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ, hỗ trợ doanh nghiệp  phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, xếp hạng tín nhiệm và nghiên cứu sẽ đóng một vai trò quan trọng giúp các tổ chức tiếp cận nguồn vốn mới và xây dựng chiến lược huy động vốn, duy trì niềm tin với nhà đầu.

Cùng với Nghị định 65/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ đầu năm 2024 sẽ giúp cho thị trường Trái phiếu doanh nghiệp minh bạch an toàn hơn, vượt qua giai đoạn khó khan hiện nay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

0

Nhiều công ty vẫn lựa chọn đứng ngoài cuộc chơi chứng khoán, dù sở hữu tiềm lực mạnh.

Kinh tế tư nhân chính là động lực quan trọng, là chìa khóa để kinh tế Việt Nam cất cánh trong giai đoạn tiếp theo.

Nhà nước, chính quyền cần tạo điều kiện cho sự phát triển của doanh nghiệp - nền tảng giúp đất nước ngày càng đi lên, tuy nhiên lưu ý những quy tắc để tránh vượt qua lằn ranh đạo đức và pháp luật.

Phần lớn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa đều hạn chế về tiềm lực tài chính và khả năng cạnh tranh, dẫn đến khó khăn trong khả năng tiếp cận vốn.

Kinh tế tư nhân đã trỗi dậy mạnh mẽ, trở thành một trong những trụ cột quan trọng hàng đầu của nền kinh tế và ngày càng thể hiện là động lực quan trọng nhất để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia.

Áp dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật, đặc biệt là công nghệ thông tin vào quy trình sản xuất và chuyển đổi số, đang trở thành xu thế tất yếu của các doanh nghiệp trong ngành dệt may.