Cước vận tải biển tăng cao gấp ba lần

Việc giá cước vận chuyển container trung bình trên toàn cầu trên đà tăng cao đã gây áp lực lớn cho những cơ sở lưu trữ và khiến các doanh nghiệp xuất khẩu gặp nhiều khó khăn.

Giá cước vận chuyển container trung bình trên toàn cầu đã tăng gấp ba lần trong một năm qua và đang trên đà tiến đến các mức cao được ghi nhận trong đại dịch COVID-19 ở một số tuyến hàng hải.

Doanh nghiệp Ferroli Asean bán hàng theo hình thức FOB (tức bên mua sẽ phải thuê tàu chở và chịu chi phí vận tải biển). Do đó khi giá cước vận tải biển tăng lên, dù không chịu ảnh hưởng nhiều nhưng doanh nghiệp vẫn quan ngại về số lượng đơn hàng xuất khẩu sụt giảm.

"Giá cước vận tải đã tăng trong thời gian qua, cũng không ảnh hưởng gì đến bên tôi nhưng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quyết định của khách hàng", bà Đặng Thị Hoài – Phó TGĐ Công ty Ferroli Asean, cho biết.

Giá cước vận chuyển container trung bình trên toàn cầu đã tăng gấp ba lần trong một năm qua.

Giá cước tàu biển từ Việt Nam đi châu Âu ở mức từ 4.000 - 5.000 USD/container, tăng gấp 2 - 3 lần so với cuối năm ngoái. Giá cước đi khu vực gần như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đông Nam Á cũng tăng, dao động từ 1.000 - 2.000 USD/container.

Giá cước tàu biển biến động thất thường khiến doanh nghiệp gặp khó vì chi phí xuất khẩu tăng mạnh và bị động trong việc đàm phán giá với đối tác.

Trước tình trạng giá cước vận tải biển tăng cao, ông Lê Quang Trung – Phó TGĐ Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, cho rằng việc giá cước tăng liên quan trực tiếp đến phối hợp giữa nhà sản xuất, nhà bán hàng, người mua hàng và các nhà xuất nhập khẩu. Cần có sự đồng hành phối hợp của các nhà vận tải khai thác cảng biển và khai thác tàu biển để thu xếp kế hoạch giao hàng cho phù hợp.

Bên cạnh việc tăng giá cước, các khoản phí phải trả trực tiếp tại cảng là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam lo lắng. Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã làm việc với các hãng tàu về một mức tăng nhất định, không quá cao để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu.

Các khoản phí phải trả trực tiếp tại cảng là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam lo lắng.

Ông Trần Thanh Hải – Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, cho biết: "Vừa qua, các cơ quan chức năng như Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Xuất nhập khẩu đã có trao đổi và có văn bản gửi đến các hiệp hội, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistic cũng như doanh nghiệp về xuất nhập khẩu, cần có sự chia sẻ giữa các đối tượng, giữa các bên. Đặc biệt với các hãng tàu, việc tăng các khoản phí cần phải xem xét một cách cẩn trọng và có sự cân nhắc đến tình hình xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dù cũng bị thiệt hại nặng nề, nhiều doanh nghiệp trong nước vẫn đang nỗ lực chung tay trợ giúp người dân vùng bão lụt bằng nhiều cách khác nhau.

Chung tay hỗ trợ người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc đang chịu thiệt hại nặng nề sau cơn bão Yagi, Vinamilk đã hỗ trợ gần 3 tỷ đồng, tương đương hơn 550.000 sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu như sữa, nước.

Sáng 10/9, Hội đồng doanh nghiệp Vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) thuộc Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Diễn đàn doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam 2024 với chủ đề "Bồi đắp niềm tin kiến tạo chuyển đổi".

Trong báo cáo tài chính hợp nhất bán niên đã soát xét, Công ty kiểm toán DFK Việt Nam nêu ý kiến về khả năng thu hồi dự án Bắc Phước Kiển của CTCP Quốc Cường Gia Lai.

Việc tiếp cận dòng vốn để hoạt động và phát triển vẫn đang là gánh nặng “đè lên vai” các doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản.

Luật đất đai, Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở có hiệu lực từ 1/8/2024 được kỳ vọng giúp doanh nghiệp tháo gỡ dự án vướng mắc, giảm hàng tồn kho.