Dấu ấn đầu tư hạ tầng giao thông Thủ đô năm 2024
Năm 2024 có thể nói là một năm gắn liền với các dự án đường sắt trọng điểm, từ đường sắt trên cao Nhổn - Ga Hà Nội đến tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên hay đại dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Không chỉ vậy, hạ tầng giao thông trên cả nước còn "thay da đổi thịt" từng ngày trong năm 2024 với hàng loạt dự án giao thông đường bộ, hàng không, cảng biển quan trọng đang bứt tốc về đích.
Sau 15 năm triển khai, ngày 8/8/2024, đoạn trên cao của tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội chính thức vận hành thượng mại, được người dân phấn khởi đón nhận. Không chỉ là niềm vui đi trải nghiệm, đến nay, nhiều người đã lựa chọn làm phương tiện đi lại hàng ngày. Ông Trần Tuấn Hưng, Giám đốc Xí nghiệp tuyến 3.1 - Công ty Đường sắt Hà Nội cho biết: "Chỉ sau gần 5 tháng đi vào vận hành, tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội đã thu hút khoảng 3 triệu lượt khách với 60% hành khách sử dụng vé tháng".
Tháng 10/2024, dự án mở rộng đường Âu Cơ - Nghi Tàm dài 3,7km hoàn thành, mở ra tuyến giao thông huyết mạch nối trung tâm thành phố đi sân bay Nội Bài; đồng thời, chấm dứt tình trạng ùn tắc và ô nhiễm môi trường nhiều năm nay tại khu vực.
Ngoài ra, còn có thể kể đến các dự án hai cầu vượt thép tại nút giao Mai Dịch, đường nối Nguyễn Văn Cừ đến nút giao Ngọc Thụy trên địa bàn quận Long Biên. Nhờ đó, trong năm 2024, Hà Nội đã giảm được 13 trên tổng số 33 điểm ùn tắc.
Tuy nhiên, theo Sở GTVT Hà Nội, việc đầu tư hạ tầng giao thông và phát triển vận tải hành khách công cộng theo quy hoạch hiện vẫn chưa theo kịp tốc độ gia tăng phương tiện cá nhân.
Ban chấp hành Đảng bộ thành phố đã thống nhất chủ trương Đề án phát triển tổng thể mạng lưới đường sắt đô thị Hà Nội đến năm 2045. Các đề án giao thông thông minh, phát triển vận tải hành khách công cộng sử dụng điện, nhiên liệu sạch cũng đã được Thành phố thông qua trong năm.
Năm 2025, Thành phố phấn đấu hoàn thành 9 công trình giao thông trọng điểm và khởi công 12 công trình, trong đó có các tuyến đường vành đai, cầu lớn vượt sông Hồng. Với các mục tiêu trên, năm 2025, bức tranh giao thông Thủ đô được kỳ vọng sẽ có nhiều chuyển biến tích cực; hạ tầng giao thông tiếp tục được xác định là khâu đột phá góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô.
Sau thời gian nghỉ Tết Nguyên đán, người dân từ các tỉnh, thành bắt đầu quay trở lại các thành phố lớn để học tập, làm việc. Lực lượng công an cả nước đã tổ chức phân luồng, điều tiết giao thông.
Hôm nay, 3/2, người dân bắt đầu trở lại học tập và làm việc sau kỳ nghỉ kéo dài 9 ngày. Các ngả đường của Hà Nội ùn tắc cục bộ, tuy nhiên di chuyển không quá khó khăn.
Trong 5 ngày Tết Nguyên đán vừa qua, hai tuyến đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông và Nhổn – ga Hà Nội đã hoàn thành 100% lượt tàu theo phương án, thu hút gần 75.000 lượt hành khách.
Ngày 2/2, cơ quan chức năng đã lập biên bản, xử lý 5 trường hợp điều khiển xe mô tô phân khối lớn chạy quá tốc độ tối đa trên quốc lộ 14. Đáng chú ý, có 3 trường hợp che biển số, điều khiển tốc độ lên tới 140km/h.
Thông tin từ Vụ Vận tải, Bộ Giao thông Vận tải, sau 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 và giai đoạn trước Tết, hoạt động vận tải được bảo đảm an toàn, thuận tiện.
Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Thủ tướng Chính phủ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, dự kiến sẽ trình Quốc hội trước ngày 10/2/2025
0