ĐBQH lo ngại hàng giá rẻ trên Temu tràn vào Việt Nam

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, cùng với sự phát triển nhanh và năng động của thương mại điện tử, Việt Nam trở thành điểm đến mới của các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới. Nhiều sàn thương mại điện tử, trong đó có sàn Temu tham gia vào thị trường Việt Nam gây xôn xao thời gian qua cũng là vấn đề nóng được nhiều đại biểu Quốc hội chia sẻ, quan tâm.

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, nhiều đại biểu cho rằng: Tình trạng hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam qua thương mại điện tử đang đặt ra nhiều thách thức cho cơ quan quản lý Nhà nước.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân - Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh cho hay: "Điều đáng tiếc là khâu về quản lý Nhà nước, để chúng ta đảm bảo cho hoạt động này đúng theo luật hay là đảm bảo được môi trường cạnh tranh công bằng giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh. Do đó, chúng ta cần phải sớm luật hóa những quy định để chống thất thu thuế cũng như phải đảm bảo bảo vệ người tiêu dùng trong việc hàng hóa có chất lượng, có xuất xứ rõ ràng".

Đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương cho biết: "Quyền lợi của người tiêu dùng không còn được đảm bảo. Tôi lấy ví dụ như hoạt động bán hàng tự phát trên các trang mạng xã hội, đặc biệt là các mặt hàng liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu không đảm bảo chất lượng sẽ khiến cho người tiêu dùng phải chịu thiệt thòi rất nhiều. Và không có một cơ quan nào đứng ra bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng khi mua hàng trôi nổi và người mua không biết người bán là ai. Vì chúng ta chưa quản lý được, người mua không biết người bán, giao hàng và nhận tiền là xong, lúc bấy giờ, rất khó có thể truy ra người bán ở đâu, như thế nào. Thứ hai, thiệt hại đối với Nhà nước khi chúng ta chưa quản lý được chặt chẽ thì một mặt là chưa bảo vệ được quyền lợi người tiêu dùng, mặt khác là chúng ta bị thất thu thuế rất lớn".

Nhấn mạnh thương mại điện tử là xu thế của thời đại, các đại biểu Quốc hội cho rằng việc kiểm tra, giám sát, chưa có đầy đủ các quy định để quản lý thương mại điện tử có thể gây thiệt hại lớn cho kinh tế - xã hội trong nước.

Hiện Bộ Công Thương đang xây dựng báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài Chính nghiên cứu phương án giám sát, quản lý hàng hóa nhập khẩu lưu thông qua các sàn thương mại điện tử chưa tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực thương mại điện tử.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong chương trình thăm chính thức Cộng hoà Dominicana, ngày 21/11 (theo giờ địa phương), tại Thủ đô Santo Dominigo, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Dominicana.

Hà Nội giao các đơn vị liên quan hạ ngầm đường dây cáp đi nổi, đặc biệt tại 4 quận nội đô hoàn thành trong năm 2026. Việc hạ ngầm đường dây, cáp đi nổi sẽ được giao trách nhiệm thực hiện cho các địa phương.

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an quận Đống Đa (Hà Nội) ngày 21/11 cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 6 đối tượng liên quan vụ án “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Ngày 22/11, Công an thành phố Hà Nội cho biết đã vào cuộc xác minh và tìm ra những học sinh liên quan đến clip được đăng tải trên mạng xã hội vào sáng 20/11 về nhóm thanh thiếu niên không đội mũ bảo hiểm, mặc đồng phục học sinh, cầm theo cờ điều khiển xe máy trên phố.

Hội Hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ đã tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mông Cổ (17/11/1954 - 17/11/2024) vào tối 21/11, tại Hà Nội.

Sáng 22/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi); Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).