Đồ ăn vặt nguy hại bán ở cổng trường
Sau khi được điều trị ổn định, ngày 4/12, những học sinh Trường THCS Nguyễn Quý Đức, quận Nam Từ Liêm sau khi bị ngộ độc đã trở lại học tập bình thường. Ngày 29/11, do không ăn bán trú và ngủ trưa tại trường, trên đường đi học, các em đã mua một loại kẹo có mầu sắc bắt mắt và chia nhau ăn. Chỉ sau 45 phút, những triệu chứng nhiễm độc đã xuất hiện.
Ngay sau khi phát hiện sự việc, nhà trường đã đưa học sinh đến Trạm Y tế phường Đại Mỗ khám và theo dõi sức khoẻ. Đến nay, sức khỏe của 10 học sinh đều ổn định. Trường THCS Nguyễn Quý Đức cũng phối hợp với hội phụ huynh tăng cường tuyên truyền, đảm bảo an toàn thực phẩm. Đặc biệt là không sử dụng thức ăn mất vệ sinh, không rõ nguồn gốc.
Không chỉ ở Hà Nội, mà nhiều tỉnh thành liên tiếp xảy ra tình trạng học sinh ngộ độc sau khi ăn kẹo lạ.
Cách đây một tuần, 29 học sinh của Trường THCS và THPT Hoành Mô, tỉnh Quảng Ninh có biểu hiện đau đầu, đau bụng, buồn nôn sau khi ăn một loại kẹo có nhãn mác nước ngoài. Trước đó, vào ngày 25/11, tại Trường THCS thị trấn Cái Rồng (Huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh) cũng xảy ra vụ 126 em học sinh ăn kẹo lạ, xuất xứ từ Trung Quốc. Sau đó, 5 học sinh có biểu hiện tê môi, chóng mặt, tức ngực, khó thở phải nhập viện theo dõi sức khỏe.
Mới đây, ngày 30/11, Công an TP. Lạng Sơn cũng đã tiến hành kiểm tra một số cửa hàng kinh doanh gần trường học có bày bán các loại kẹo không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Với nhiều hình thức của các loại từ kẹo, thạch, hay cả thuốc lá điện tử dưới nhiều mẫu mã khác nhau bị đưa vào trường học, khiến đơn vị quản lý cũng phải liên tục cảnh báo tới học sinh và phụ huynh.
Từ những sự việc nêu trên cho thấy, nguy cơ mất an toàn sức khỏe đối với học sinh vẫn luôn hiện hữu hàng ngày nếu thiếu sự giáo dục quản lý của cả gia đình và nhà trường.
Đáng chú ý, các bậc phụ huynh dường như vẫn chỉ chú ý đến bữa ăn bán trú, đến kiểm soát an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể trường học mà chưa thực sự quan tâm đến thịt viên, phô mai chiên, xúc xích rán, các loại nước uống màu sắc sặc sỡ... nơi cổng trường sau giờ tan học, không ý thức được những nguy hại tiềm ẩn khi con em mình sử dụng những thực phẩm này.
Nguy hiểm như vậy, nhưng đồ ăn vặt vẫn xuất hiện hàng ngày ở cổng trường. Và dù cơ quan chức năng có vào cuộc xử lý thì cũng chỉ được một thời gian rồi đâu lại vào đó. Vậy nên, với các nhà trường, việc tuyên truyền, vận động phụ huynh, học sinh không sử dụng đồ ăn vặt vẫn là lựa chọn hàng đầu. Dù đối mặt với mặt với nguy cơ mất an toàn thực phẩm đối với những đồ ăn không rõ nguồn gốc được bày bán tại cổng trường, nhưng học sinh, thậm chí là phụ huynh vì nuông chiều vẫn vô tư lựa chọn để con chống đói hoặc tranh thủ cho kịp giờ học thêm.
Theo Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế, có tới 70%- 80% thức ăn đường phố, trong đó có quà vặt cổng trường được xác định là bị nhiễm khuẩn như E.coli- loại vi khuẩn gây tiêu chảy, bệnh đường ruột và khuẩn gây tả. Thực phẩm giá rẻ, không có nguồn gốc. Dầu ăn được tận dụng nhiều lần sẽ tiềm ẩn những nguy cơ lâu dài đến sức khỏe, nhất là đối với học sinh.
Nghị định 115 năm 2028 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm đã tăng mức xử phạt từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng với hành vi không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay... Đây được xem là một trong những chế tài mạnh tay nhằm tăng cường quản lý, kiểm soát thực phẩm bẩn, đặc biệt trong tình trạng hàng rong, thức ăn chế biến sẵn trên đường phố, tại các khu công cộng và cổng trường đang tràn lan như hiện nay.
Tuy nhiên, đến nay, nhiều người bán hàng, nhất là những người bán hàng rong nơi cổng trường vẫn chưa biết hoặc biết mà chưa thực hiện đúng theo quy định. Còn các ngành chức năng liên quan chủ yếu mới dừng lại ở tuyên truyền, nhắc nhở hoặc tịch thu tang vật mà chưa tiến hành xử phạt.
Vậy giải pháp nào để ngăn chặn tình trạng này?
Căng tin trường học là một trong những mô hình để các trường học nâng cao chất lượng phục vụ. Tuy nhiên, nó chỉ có thể thực hiện ở các trường tự chủ tài chính, trường dân lập, quốc tế. Riêng các trường công lập thì khác, mặc dù nhiều học sinh và cả phụ huynh đều mong muốn.
Theo quy định về quản lý tài sản công thì không được cho thuê, cho mượn hay tổ chức kinh doanh dịch vụ trong trường, do vậy, các trường không tổ chức kinh doanh căng tin.
Nhu cầu ăn uống, bổ sung năng lượng của học sinh sau các giờ học là thực tế. Việc chuẩn bị đồ ăn sẵn mang đi không phải gia đình nào cũng làm được. Nếu không có căng tin, học sinh cũng sẽ tìm nhiều cách khác nhau để mua đồ ăn. Do đó, việc cho phép mở căng tin trong trường học cũng là vấn đề cần xem xét để đảm bảo An toàn vệ sinh thực phẩm trước thực trạng đồ ăn không rõ nguồn gốc xuất xứ bủa vây cổng trường học.
Sáng 22/11, World Bank kết hợp cùng Đại sứ quán Úc đã công bố báo cáo và các đề xuất cho lộ trình chuyển đổi sang phương tiện giao thông chạy điện tại Việt Nam.
Liên quan đến việc phát hiện hàng trăm bộ hài cốt trong khi thi công dự án tại ngõ 167 phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, tính đến thời điểm này, đơn vị thi công đã phát hiện hơn 150 bộ hài cốt. Theo xác minh ban đầu, đây là hài cốt của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Dù lực lượng Cảnh sát giao thông Thủ đô đã nhấn mạnh, tiếp tục duy trì kế hoạch tập trung xử lý các trường hợp học sinh vi phạm luật giao thông, song trên thực tế, một bộ phận các em học sinh vẫn thiếu ý thức chấp hành, ngang nhiên vi phạm luật giao thông và tìm cách đối phó với lực lượng chức năng.
Từ ngày 1/7/2027, xe gắn máy hai bánh nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp mới chính thức áp dụng tiêu chuẩn khí thải ở mức 4 thay vì mức 2 như hiện nay. Các loại xe mô tô hai bánh sẽ được áp nâng mức tiêu chuẩn khí thải sớm hơn 1 năm.
Sau nhiều năm chậm tiến độ, tuyến đường Vũ Quỳnh, quận Nam Từ Liêm, dự kiến sẽ giải phóng mặt bằng và hoàn thành thi công trong năm 2025.
Bị trừ hết điểm bằng lái, lái xe sẽ không được điều khiển phương tiện trong thời gian 6 tháng. Đây là quy định tại Thông tư 65 năm 2024 của Bộ Công an quy định kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ để được phục hồi điểm giấy phép lái xe (GPLX).
0