Dự án xử lý rơm rạ giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã phối hợp với UBND xã Xuân Thu, huyện Sóc Sơn triển khai hoạt động thí điểm xử lý rơm rạ, nằm trong hợp phần của dự án "Giảm ô nhiễm" do USAID tài trợ.

Đốt rơm rạ sau khi thu hoạch lúa là việc vẫn còn diễn ra phổ biến tại miền Bắc, bởi đây là một trong các giải pháp truyền thống giúp bà con nhanh chóng giải phóng mặt ruộng cho vụ mùa tiếp theo. Tuy nhiên, việc đốt rơm rạ không kiểm soát đã mang lại nhiều tác động tiêu cực về kinh tế, môi trường và sức khỏe con người.

Huyện Sóc Sơn là địa bàn rộng và có số lượng bà con nông dân sản xuất nông nghiệp lớn. Do vậy, hoạt động đốt rơm rạ tại đây cũng thường xuyên diễn ra.

 Hoạt động thí điểm xử lý rơm rạ, nằm trong hợp phần của Dự án "Giảm ô nhiễm" do USAID tài trợ.

Mới đây, thông qua đối tác là Trung tâm Môi trường và Phát triển Cộng đồng, dự án "Giảm ô nhiễm" sẽ thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ giữa chính quyền địa phương với nông dân và chuyên gia môi trường trong hỗ trợ nông dân.

Đặc biệt trong hoạt động sử dụng men vi sinh làm chất xúc tác sinh học để biến đổi rơm rạ thành phân bón hữu cơ cho 47 héc ta ruộng lúa của khoảng 200 hộ gia đình trong ba mùa thu hoạch liên tiếp, bắt đầu từ tháng 6/2024. 

Bà Bùi Thị Thuý Ngân, Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sóc Sơn cho biết: "Hoạt động đốt mở của các tổ chức có ý nghĩa hết sức quan trọng cho xã Xuân Thu nói riêng và huyện Sóc Sơn nói chung. Xã sẽ áp dụng chế phẩm sinh học để xử lý rơm rạ thành phân bón vi sinh, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường."

Các chuyên gia hướng dẫn bà con về quy trình kỹ thuật sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý rơm rạ.

Ngay sau lễ khởi đội, các hộ gia đình tại thôn Xuân Lai, xã Xuân Thu đã được các chuyên gia hướng dẫn quy trình kỹ thuật sử dụng chế phẩm vi sinh xử lý rơm rạ. Trong đó, khi sử dụng chế phẩm này, bà con giúp nông dân sẽ giảm được lượng phân bón, cung cấp vi sinh vật có lợi, cải tạo quần thể môi trường đồng ruộng, giúp cây lúa sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, tăng năng suất tối thiểu.

Mô hình thí điểm xử lý rơm rạ sẽ là bằng chứng về việc giảm ô nhiễm không khí từ trồng lúa. Đồng thời, việc này bổ sung dinh dưỡng cho đất ở xã Xuân Thu và được kỳ vọng sẽ mở rộng sang các xã khác sau khi thí điểm thành công.

Mô hình thí điểm xử lý rơm rạ sẽ là bằng chứng về việc giảm ô nhiễm không khí từ trồng lúa.

Việc hạn chế đốt rơm rạ cũng rất phù hợp với chủ đề "Phục hồi đất đai" của Ngày Môi trường thế giới năm nay. Ngoài làm giảm việc đốt ngoài trời, sáng kiến này còn hướng tới nâng cao năng suất lâu dài cho cộng đồng nông dân địa phương và góp phần vào nỗ lực toàn cầu trong việc khôi phục và bảo tồn tài nguyên đất đai.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 22/12, tuyến Metro số 1 đã chính thức vận hành trong niềm hân hoan của chính quyền và người dân TP.HCM, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình hiện đại hóa hệ thống giao thông công cộng của thành phố.

Chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ sẽ mưa lớn tuần tới, trong khi đó miền Bắc mây nhiều và tiếp tục lạnh.

Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Trung ương đã dự Lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 gây ra, làm hàng chục người dân thiệt mạng, hàng chục ngôi nhà bị vùi lấp, cuốn trôi.

Sáng nay (22/12), tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh, Metro Bến Thành - Suối Tiên chính thức được đưa vào khai thác thương mại.

Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, cùng với đề xuất sửa đổi quy định về sân tập lái xe.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Công văn số 4291/UBND-ĐT về việc nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, đặc biệt xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông.