Hà Nội: Khi cơn bão đi qua
Thiệt hại do bão Yagi gây ra tại Hà Nội
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn TP. Hà Nội về công tác triển khai ứng phó bão số 3, tính đến 7h ngày 8/9, trên địa bàn thành phố Hà Nội đã có 3 người tử vong và 8 người bị thương; có 54 ô tô và nhiều xe máy bị hư hỏng; hơn 14.600 cây xanh bị gãy đổ, trong đó số cây đổ là 14.200, có nhiều cây cổ thụ ở các quận nội thành... do ảnh hưởng của bão.
Trong đêm qua, trên địa bàn Thủ đô có 274 hộ dân và công trình khác bị tốc mái nhà lợp tôn, một số nhà mái tôn bị sập, nhiều cột điện bị đổ.
Tâm bão số 3 đã đi qua Thủ đô Hà Nội vào 21h30 đêm qua với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão cấp 9-10, giật cấp 12. Cơn mưa lớn kéo dài hơn 1 giờ đồng hồ với cường độ cao để lại nhiều hậu quả nặng nề cho thành phố.
Cảnh quan nhiều tuyến phố của Thủ đô đã bị tàn phá nặng nề, cây cối hai bên đường đổ gãy la liệt, tạo nên khung cảnh tan hoang; nhiều tuyến phố vốn nổi tiếng là đẹp ở Hà Nội đã bị tàn phá nặng nề sau cơn bão số 3; biển quảng cáo, cột điện, tấm tôn nằm la liệt trên đường, nhiều xe cộ bị đè nát; một số tuyến đường bị ngập sâu khiến việc đi lại của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Hiện những thiệt hại về tài sản vẫn đang tiếp tục được kiểm đếm.
Mặc dù bão số 3 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, nhưng hoàn lưu sau bão có thể còn gây mưa lớn, nên mực nước trên nhiều tuyến sông đang lên, nguy cơ ngập lụt tại những vùng trũng, thấp và khu dân cư ven sông. Đặc biệt là mực nước sông Tích, sông Bùi đang lên nhanh có nguy cơ xuất hiện lũ rừng ngang ảnh hưởng đến địa bàn các huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức.
Sinh sống trên con phố Tràng Tiền đã nhiều năm, nhưng đây là lần đầu tiên chị Vũ Thanh Hà (phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm) chứng kiến khung cảnh ngổn ngang sau bão số 3. Những cơn gió mạnh trong đêm khiến cho gia đình chị không khỏi lo lắng. Chị Vũ Thanh Hà chia sẻ: "Nước tràn vào trong nhà, song mình cũng không biết làm thế nào, nghe tiếng gió to, mình cũng không thể mở được cửa. Sáng nay, mở cửa ra, cây xanh trước nhà bị đổ, khung cảnh ngổn ngang đến mức mình không nhận ra đây là đâu nữa".
Cây xanh Hà Nội gãy đổ sau bão không phải là chuyện lạ với người dân Thủ đô. Nhưng với sức tàn phá của siêu bão, số lượng lớn cây gẫy đổ, trong đó phần lớn là cây to, tán rộng, khiến nhiều người không khỏi tiếc nuối.
Để đảm bảo an toàn cho người dân, từ sáng sớm nay, các đơn vị chức năng của Hà Nội cũng đã toả đi các con đường, ngõ phố thu dọn các cây xanh bị gẫy đổ.
Bà Lê Thị Như Quyên (phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm) cho biết: "Tôi mở cửa ra nhìn, thấy con đường ngổn ngang toàn cây đổ, ô tô đi qua đây đều phải quay đầu hết".
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH MTV Chiếu sáng và Thiết bị đô thị Hà Nội cho biết: ngay từ đêm qua thì công ty đã tập trung 100% lực lượng người và các phương tiện để tập trung giải quyết, xử lý các sự cố phát sinh do bão. Trong ngày hôm nay, đơn vị đã khẩn trương giải quyết các sự cố lớn như: cột điện gãy đổ ngang đường, các vị trí gây chạm chập mất an toàn điện... để đảm bảo trong tối nay, hệ thống điện chiếu sáng thành phố sẽ được vận hành an toàn phục vụ người dân.
Cuộc sống người dân từng bước trở lại bình thường
Ngay sau khi bão đi qua, hoạt động kinh doanh hàng hóa thực phẩm tiêu dùng thiết yếu trên địa bàn thành phố đã dần trở lại.
Trong khi nguồn cung tại các chợ dân sinh giảm, giá cả một số mặt hàng như rau xanh tăng, thì tại các siêu thị, lượng hàng hóa cung ứng dồi dào, giá cả vẫn bình ổn, không ít siêu thị còn giảm giá nhiều mặt hàng nên rất hút khách.
Ông Nguyễn Văn Hoàn, Giám đốc Siêu thị Fuji Mart Lê Văn Lương cho biết: "Khi có thông tin về cơn bão, siêu thị đã liên hệ với các nhà cung cấp gia tăng lượng hàng hóa để bảo đảm nguồn cung cấp cho người dân".
Từ sáng nay 8/9, nhiều hệ thống siêu thị khác trên địa bàn đã chính thức mở cửa trở lại hoạt động bình thường sau bão; hàng hóa lên kệ đầy đủ, giá cả bình ổn, cam kết không tăng giá. Điều này sẽ góp phần không làm xáo trộn đời sống của người dân cũng như nhanh chóng đưa mặt bằng giá tại các chợ dân sinh trở lại bình thường.
Tiếp tục chương trình làm việc, sáng nay, 15/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét và thảo luận một số nội dung nghị sự quan trọng.
Sáng 14/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Bùi Thị Minh Hoài - Trưởng ban chỉ đạo Thành ủy về Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã chủ trì cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo để thảo luận, cho ý kiến đối với các báo cáo công tác xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng và báo cáo tình hình 9 tháng đầu năm, nhiệm vụ 3 tháng cuối năm.
Tối 14/11, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Doãn Toản dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại địa bàn khu dân cư liên tổ dân phố số 5, 6, 7, 8 phường Giang Biên, quận Long Biên.
Sáng 14/11, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học "Triển khai Luật Thủ đô số 39/2024/QH15: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn".
Cần sớm xác định quy hoạch phân vùng môi trường trong quy hoạch Thủ đô. Đây là nội dung đáng chú ý được nêu ra tại phiên họp trực tuyến UBND thành phố thường kỳ diễn ra ngày 14/11.
Chiều 14/11, Tổng Bí thư Tô Lâm đã làm việc với Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng về kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ thành phố; triển khai thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị và tình hình triển khai thực hiện Kết luận số 96 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 45 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
0