Hà Nội sắc trẻ
Giữa nhịp sống náo nhiệt nơi phố phường, chúng ta có thể cảm nhận được những góc nhìn mới về một thành phố ngày một năng động, sáng tạo, hiện đại, phát triển, hội nhập với thế giới. Điều đó được thể hiện qua lăng kính của những người trẻ. Đặc biệt, thông qua góc nhìn của những người trẻ hoạt động trong lĩnh vực hội hoạ, có một Hà Nội đầy sáng tạo trên những nét đẹp truyền thống riêng, trên nền lịch sử, văn hoá phong phú, đa dạng.
"Hà Nội sắc trẻ" là câu chuyện về góc nhìn của những người trẻ quan sát Hà Nội. Hai nhân vật cùng hoạt động trong lĩnh vực hội hoạ nhưng mỗi người lại có góc nhìn, cách thể hiện khác nhau cùng chất liệu chính là văn hoá, nhịp sống, kiến trúc trong Hà Nội. Một hoạ sĩ vẽ tranh trực hoạ với những dụng cụ thủ công như màu nước, bút lông, giấy vẽ,… đối lập với một hoạ sĩ vẽ tranh minh hoạ digital (Kỹ thuật số) bằng những thiết bị công nghệ hiện đại. Những hình ảnh quen thuộc, từ đơn sơ đến tráng lệ, vốn vẫn tồn tại như một phần của cuộc sống hằng ngày ở Hà Nội, nhưng qua cây bút của các họa sĩ trẻ, bỗng trở nên độc đáo, thú vị.
Lê Ngọc Quang (28 tuổi) là một kiến trúc sư, hoạ sĩ vẽ tranh trực hoạ tại Hà Nội. Quang lựa chọn trường phái ấn tượng thể hiện bức tranh của mình. Những bức tranh vẽ kiến trúc, sinh hoạt, đời sống con người tại Hà Nội được anh trực hoạ ngay tại chỗ cùng các dụng cụ thủ công. Với Quang, vẽ trực hoạ như một cách anh ghi chép, lưu giữ lại Hà Nội của riêng mình ở hiện tại.




Sinh ra và lớn lên tại thành phố Yên Bái, Phạm Thành Chung (30 tuổi) học đại học trên Hà Nội và từ đó gắn bó với thành phố này. Anh là một nghệ sĩ vẽ tranh minh hoạ tự do trên các chất liệu digital (Kỹ thuật số). Chung ấn tượng với kiến trúc, sinh hoạt, văn hoá nơi đây, đối lập với núi non, không khí trên quê anh. Từ đó bằng trí tưởng tượng, Chung sáng tạo nên một Hà Nội của riêng mình.




Phóng sự tài liệu “Hà Nội sắc trẻ” phát sóng vào 22h30, Thứ Ba ngày 19/3/2024 trên Kênh H1, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội.
Ca kịch “Khát vọng Dam Săn” đã được công diễn tại Nhà hát Kịch Hà Nội trong tối 13/4, với nội dung sừ thi hào hùng, hấp dẫn.
Hội diều truyền thống ở làng Bá Dương Nội (huyện Đan Phượng) được tổ chức từ ngày 14 đến 16/3 Âm lịch hàng năm chứa đựng nhiều nét văn hóa đặc sắc của nền văn minh lúa nước.
Huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ Kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại Thánh Bồ Tát nhập niết bàn và công bố Quyết định ghi danh Lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2025 vào sáng nay 12/4.
UBND huyện Đan Phượng, TP Hà Nội đã tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” - nghề làm Diều sáo làng Bá Dương Nội.
Triển lãm chuyên đề “Áo dài phụ nữ Việt Nam đi qua khói lửa chiến tranh” đã giới thiệu một hành trình ngược dòng lịch sử, tôn vinh hình ảnh áo dài trong thời chiến gian khó.
Hội đồng chấp hành UNESCO đã nhất trí ghi danh “Bộ sưu tập của nhạc sĩ Hoàng Vân” của Việt Nam vào danh mục ký ức thế giới vào hồi 23:00 ngày 10/4/2025 tại Paris.
0