Israel không kích Liban

Sáng 28/7, truyền thông đưa tin lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) đã tiến hành các cuộc không kích vào nhiều mục tiêu ở miền nam Liban, trả đũa vụ 12 người thiệt mạng khi rocket bắn trúng sân bóng đá ở cao nguyên Golan bị Israel chiếm đóng.

Chính phủ Israel đổ lỗi cho Hezbollah về vụ tấn công. Tuy nhiên, nhóm vũ trang ủng hộ Palestine có trụ sở tại Liban đã bác bỏ cáo buộc này.

Theo kênh tin tức Al Jazeera, người ta nghe thấy tiếng nổ ở thành phố ven biển Tyre và một số ngôi làng dọc biên giới Israel-Liban.

Pháo tự hành của Israel triển khai ở thị trấn Kiryat Shmona phía bắc sau một vụ bắn tên lửa từ Liban.

Các chính trị gia Israel đã đưa ra những tuyên bố mạnh mẽ lên án Hezbollah.

Trong thời gian gần đây, nhóm này thường bắn rocket và đạn cối vào các mục tiêu quân sự và dân sự của Israel để thể hiện sự đoàn kết với người Palestine ở Gaza.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Các lực lượng Ukraine ngày 18/9 đã tập kích một kho chứa đạn dược của Nga tại Toropets, thuộc vùng Tver, cách Moscow khoảng 165 km về phía Tây Bắc.

Gần 3.000 máy nhắn tin của thành viên lực lượng Hezbollah đã phát nổ trên khắp Liban, khiến 9 người thiệt mạng và gần 3.000 người bị thương. Thủ tướng Liban và lực lượng Hezbollah đã đổ lỗi cho Israel về vụ việc trên. Hezbollah thề sẽ trả thù. Iran, quốc gia hậu thuẫn Hezbollah cũng lên án vụ tấn công. Mỹ hiện kêu gọi Iran và lực lượng ủy nhiệm kiềm chế đáp trả.

Các lực lượng Nga đã tấn công vào các kho vũ khí, đạn dược và cơ sở năng lượng cung cấp cho tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Ukraine.

Bộ Quốc phòng Nga mới thông báo đã bắn rơi ba máy bay tiêm kích của Ukraine trong vòng 24 giờ đồng hồ trước đó, bao gồm hai chiếc Su-27 và một chiếc MiG-29.

Bộ Quốc phòng Nga ngày 16/9 thông báo các lực lượng nước này đã đẩy lùi quân đội Ukraine theo nhiều hướng ở khu vực Kursk.

Khoang chứa hàng có kích thước lớn, tải trọng cao và tầm bay rộng khiến Antonov An-124 trở thành một trong những máy bay vận tải hạng nặng linh hoạt và hiệu quả nhất thế giới, một biểu tượng của vận tải hàng không được phát triển từ thời Liên Xô cũ.