Lại thêm một trò lố của Đàm Vĩnh Hưng

Đàm Vĩnh Hưng, ca sĩ từng dính vào nhiều lùm xùm, một lần nữa gây phản ứng trong dư luận khi mặc trang phục cài những huy hiệu "lạ" trong trong liveshow cá nhân.

Toàn cảnh vụ việc Đàm Vĩnh Hưng đeo huy hiệu "lạ"

Có nhiều ý kiến cho rằng hình dáng của những chiếc huy hiệu “lạ” được cài lên bộ trang phục mà nam ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng sử dụng trong live show "Ngày em thắp sao trời" khiến nhiều người liên tưởng tới các huy hiệu của “Biệt Công bội tinh” - một loại huy chương của chế độ Việt Nam Cộng hòa trước năm 1975. Đáng lưu ý, đây không phải là lần đầu tiên người tự cho mình là “ông hoàng nhạc Việt” lại sử dụng những trang phục gây nhiều tranh cãi như vậy.

Mới đây nhất, trên trang cá nhân của mình, nam ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đã lên tiếng cho rằng, đây là bộ trang phục lấy cảm hứng từ một thiết kế trên sàn diễn thời trang quốc tế mà mình yêu thích, do NTK Tuấn Trần thực hiện. Ca sĩ này khẳng định các huy hiệu đi kèm là phụ kiện trang trí bình thường, không có một ẩn ý nào.

Trước những ồn ào này, Bộ Văn hoá Thể thao & Du lịch (VHTT&DL) đã chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM xem xét, xử lý vụ việc Đàm Vĩnh Hưng gắn huy hiệu “lạ” trong show diễn "Ngày em thắp sao trời" nếu phát hiện vi phạm.

Bộ trang phục với những chiếc huy hiệu "lạ" của Đàm Vĩnh Hưng đang gây tranh cãi trong dư luận.

Dư luận lên án hành vi phảm cảm của Đàm Vĩnh Hưng

Tại sự kiện biểu diễn kỷ niệm 30 năm ca hát của Đàm Vĩnh Hưng đã thu hút 1.500 khán giả tham dự. Sau đêm nhạc, nhiều người dùng mạng xã hội chia sẻ hình ảnh bộ trang phục vest màu trắng đục của nam ca sĩ và cho rằng, Đàm Vĩnh Hưng đã ăn mặc không phù hợp với người Việt Nam.

Nhiều ý kiến cho rằng, huy hiệu gắn trên áo của Đàm Vĩnh Hưng trông na ná huy chương Biệt công bội tinh của chế độ Việt Nam Cộng Hoà trước năm 1975. Nhiều người cho rằng, nam ca sĩ ăn mặc và cài phụ kiện như vậy là hành vi “nhạy cảm”.

Được biết, “Biệt công bội tinh” là một huy chương của chế độ Việt Nam Cộng hòa được phát hành từ những năm 1950 đến 1974. Huy chương “Biệt công bội tinh” thường được trao tặng cho quân nhân nào có công với Việt Nam Cộng hòa. Biệt công bội tinh cũng được trao cho các thành viên của quân đội nước ngoài và thường xuyên được trao cho các thành viên của Quân đội Mỹ trong những năm tham chiến tại Việt Nam. Trang phục biểu của Đàm Vĩnh Hưng có cài chiếc “huy hiệu lạ” như vậy đã khiến dư luận bức xúc và đặt câu hỏi liệu Đàm Vĩnh Hưng có ấn ý gì?

Nhiều ý kiến cho rằng, huy hiệu gắn trên áo của Đàm Vĩnh Hưng trông na ná huy chương Biệt công bội tinh của chế độ cũ

Trước những bức xúc của dư luận, Sở Văn hóa và Thể thao TP. HCM cho biết, Sở đã nắm thông tin, đồng thời đã và đang làm việc với các cá nhân là ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng và Tuấn Trần  - người thiết kế bộ trang phục. Đến thời điểm này vẫn chưa có kết luận về vấn đề này. Nhưng dư luận thì vẫn đang rất bức xúc trước hành vi của nam ca sĩ này, nhiều cư dân mạng đã bày tỏ quan điểm cá nhân của mình, cho rằng việc sử dụng trang phục của nam nghệ sĩ thực sự gây phản cảm, không phù hợp và dễ gây hiểu lầm.

Ý kiến của nhiều chuyên gia cho rằng, không thể chấp nhận được hành vi này ở một nghệ sĩ của công chúng khi không có đủ nhãn quan nhận thức về chính trị, văn hóa, nghề nghiệp thậm chí có dấu hiệu bất chấp pháp luật, cần phải xử lý nghiêm khắc để làm gương.

Tiến sĩ văn hóa Phạm Ngọc Trung cho rằng, trang phục "lạ" đó là điều ca sĩ cần phải xem xét lại… Nếu như các huy chương đó được xác minh là các huy hiệu của chế độ nào đó khác của chúng ta thì rõ ràng là không thể chấp nhận được… và cơ quan chức năng cần có những biện pháp để răn đe làm gương cho các nghệ sĩ khác.

Còn theo Tiến sĩ Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục Quốc hội bày tỏ quan điểm: nghệ sĩ là những người có ảnh hưởng rất lớn về nhận thức, thị hiếu, lối sống, thậm chí là cả ngôn ngữ của công chúng. Chính vì vậy, chúng ta luôn mong muốn rằng những nghệ sĩ phải là những tấm gương mẫu mực cho công chúng… Theo TS. Bùi Hoài Sơn, đối với trường hợp của ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng đeo huy hiệu "lạ" trong một buổi biểu diễn, hiện có khá nhiều luồng ý kiến khác nhau, bởi vậy, ông tin rằng, các cơ quan chức năng, Sở VH-TT TP.HCM và Cục Nghệ thuật biểu diễn có thể dựa trên các căn cứ, các bằng chứng để có hình thức xử lý phù hợp với bản chất của sự việc. 

Những trò lố gần đây của Đàm Vĩnh Hưng

Nhìn lại quá trình 30 năm ca hát của Đàm Vĩnh Hưng, có thể thấy sự thành công của Đàm Vĩnh Hưng quả là “có một mà không có hai”, từ một người thợ làm tóc đến danh vị tự phong là “ông hoàng nhạc Việt”.

“Ông hoàng nhạc Việt”, có lẽ danh xưng này là chiếc áo quá rộng đối với Đàm Vĩnh Hưng. Nhưng có một chiếc áo vừa vặn hơn mà nhiều người đang phong tặng cho Mr. Đàm đó là “Ông hoàng scandal”. Nam ca sĩ nổi tiếng và cũng có nhiều tai tiếng bậc nhất làng giải trí luôn để truyền thông phải tốn nhiều giấy mực, từ chuyện giới tính, chuyện nghề nghiệp đến văn hóa ứng xử. Có lẽ đó cũng là một lý do mà sau nhiều năm ca hát, Đàm Vĩnh Hưng vẫn “nóng” dẫu nam ca sĩ này vừa bước qua tuổi 50.

Đàm Vĩnh Hưng là ca sĩ nổi tiếng và cũng có nhiều tai tiếng bậc nhất làng giải trí.

Nam ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng được cho là người có nhiều tai tiếng nhất làng showbiz Việt. Trong suốt quá trình tham gia thị trường giải trí, nam ca sĩ này từng có rất nhiều những hành động và phát ngôn gây sốc, phản cảm. 

Điển hình là, vào năm 2011, Đàm Vĩnh Hưng khiến dư luận xôn xao khi trả lời phỏng vấn: 'Tôi chẳng bao giờ muốn làm ông hoàng này, ông hoàng kia gì hết. Vì đã là ông hoàng là phải có ngôi vị, rồi lại nhanh chóng bị truất ngôi bởi triều đại khác. Tôi chỉ muốn làm mặt trời thôi. Vì mặt trời thì chỉ có một'.

Ngày 04/11/2012, Đàm Vĩnh Hưng có đã hành động gây sốc khi "khóa môi" một vị sư để cám ơn vì đã bỏ 55 triệu đồng ra để mua chai rượu của chương trình quyên góp. Với hành động này, Đàm Vĩnh Hưng đã bị phạt 5 triệu đồng

Vào năm 2012, sau khi được bầu chọn là Nam ca sĩ được yêu thích nhất tại HTV Award, thay vì vui mừng nhận giải như nhiều nghệ sĩ khác, Đàm Vĩnh Hưng lại thẳng thừng tuyên bố anh chán nhận giải thưởng.

Đêm 13/3/2019, khi không hài lòng với điều tiếng dư luận dành cho mình, Đàm Vĩnh Hưng gây sốc khi livestream “tuyên chiến” với anti-fan, trong đó có những từ ngữ nặng lời trong đó, Đàm Vĩnh Hưng tuyên bố mình là "vùng đất cấm".

Ngày 12/2020, Đàm Vĩnh Hưng cùng 2 nghệ sĩ khác đã bị Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM công bố mức phạt 10 triệu đồng do đưa tin sai về dịch bệnh do virus corona.

Và gần đây nhất là tháng 3/2023, Đàm Vĩnh Hưng cho ra mắt bộ phim tiểu sử về mình với tên gọi "Hào quang rực rỡ - The King". Tuy nhiên, sau khi công bố tên phim, tựa đề này nhanh chóng gây tranh cãi khiến nam ca sĩ nhanh chóng “xóa” tên tiếng Anh "The King" trong teaser poster chính thức của bộ phim.

Có thể thấy, sự nghiệp của Đàm Vĩnh Hưng gắn liền với đủ loại ồn ào. Và lần nào cũng vậy, chỉ cần sắp có một show diễn hay một dự án lớn, cái tên “Đàm Vĩnh Hưng” lại nổi lên khắp các mạng xã hội bởi những chiêu trò truyền thông không mấy tốt đẹp.

Cần cấm sóng đối với nghệ sĩ vi phạm

Cần phải tăng nặng các hình thức xử lý với những nghệ sĩ có nhiều chiêu trò phản cảm vì sự ảnh hưởng của họ đối với xã hội đặc biệt là giới trẻ là vô cùng rõ ràng. Chính vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng: Trước khi thay đổi luật thì các cơ quan truyền thông báo chí cũng cần nghiêm khắc hơn khi mời nghệ sĩ lên sóng. Vì chỉ cần cấm sóng trên mọi mặt những nghệ sĩ vi phạm pháp luật thì đó như một hình phạt rất nặng và ảnh hưởng trực tiếp. Nếu thực hiện nghiêm túc việc này, nghệ sĩ sẽ ý thức được nguy cơ bị cấm sóng nếu xảy ra vi phạm.

Có lẽ, đã đến lúc các nhà quản lý nghệ thuật cần nghiêm túc xem lại luật định, chế tài để quản lý nghệ sĩ trong nước. Chúng ta cần mạnh tay xử lý, thải loại những nghệ sĩ lệch chuẩn đạo đức, vi phạm pháp luật, để làm trong sạch môi trường nghệ thuật nước nhà.

Từ câu chuyện của nam ca sĩ nhiều tai tiếng Đàm Vĩnh Hưng có thể thấy, trong suốt một thời gian dài, thực trạng nghệ sĩ có những phát ngôn lệch chuẩn, hành động phản cảm vẫn chưa được xử lý dứt điểm. Dù mức phạt đã có nhưng xem ra vẫn chưa đủ sức răn đe. 

Chưa bao giờ câu chuyện văn hóa ứng xử của người nổi tiếng đáng báo động như vài năm trở lại đây. Nhiều chuyên gia cho rằng, lợi ích quá lớn trong khi xử phạt không đủ sức răn đe là một trong những yếu tố khiến nghệ sĩ có hành vi lệch chuẩn, không phù hợp. Bởi vậy, việc phong sát nghệ sĩ hay còn gọi là cấm sóng, hạn chế lên sóng sẽ là điều cần thiết đối với họ.

Nghệ sĩ Nguyễn Đồng Long, Chủ tịch Hội nghệ sĩ trẻ Hà Nội

Nghệ sĩ Nguyễn Đồng Long cho rằng sự nguy hại của những thông điệp không đúng, lệch chuẩn được phát ra từ những người nổi tiếng, sẽ có tác động rất lớn tới công chúng, đặc biệt là giới trẻ, bởi những người trẻ thường có xu hướng "bắt trend", vì thế chỉ một câu nói hay hành động của thần tượng sẽ có tác động rất mạnh tới tâm lý và tinh thần của những người trẻ. Chính vì vậy, việc các cơ quan, ban, ngành cùng vào cuộc quyết liệt ngăn chặn, xử lý các hành vi lệch chuẩn của người nổi tiếng sẽ là rất cần thiết. Bên cạnh đó, cần kết hợp với các biện pháp tuyên truyền, giáo dục để những nghệ sĩ vi phạm có cơ hội được sửa sai.

Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, siêu mẫu Hạ Vy, người quản lý CLB người mẫu Hà Nội, cho biết, Việt Nam nên đưa ra giải pháp mạnh hơn với nghệ sĩ khi sử dụng mạng xã hội. Bản thân cô rất ủng hộ việc "cấm sóng" đối với những nghệ sĩ có những vi phạm về phát ngôn, hành xử. Theo siêu mẫu Hạ Vy, nghệ sĩ là người có được tình cảm từ khán giả, người hâm mộ, bởi vậy, nếu bản thân, nghệ sĩ có bất cứ hành vi lệch chuẩn, không đúng thì việc "phong sát" với họ là chuyện nên làm.

Nhà báo Ngô Bá Lục cho rằng, thực tế hiện nay, có một bộ phận nghệ sĩ đang bị ảo tưởng quyền lực trước sự cưng chiều từ fan hâm mộ. Từ sự ảo tưởng đó khiến một số nghệ sĩ có những hành vi, hành xử không đúng mực.

Tiến sĩ Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội.

Theo Tiến sĩ Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội, các nghệ sĩ hoạt động và phát triển được là nhờ sự yêu thương, ủng hộ của công chúng. Bởi vậy, nếu như họ không nhận được những điều này từ công chúng và không được xuất hiện trước công chúng, thì đó chính là hình phạt rất nặng nề. Bởi vậy, cần sự chung tay, góp sức từ phía công chúng, dư luận có những tiếng nói, ý kiến tạo ra một sức ép đối với các nghệ sĩ và các cơ quan quản lý cần có chế tài đủ mạnh để điều chỉnh hành vi của các nghệ sĩ theo đúng chuẩn mực.

Những hành vi, phát ngôn vi phạm quy tắc sẽ bị xử phạt theo quy định, nhưng cái mà họ mất nhiều hơn chính là sự quý trọng và tình yêu của công chúng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Charlie Puth – chủ nhân những bản hit tỷ view đình đám bất ngờ thông báo tổ chức đám cưới với bạn gái “thanh mai trúc mã” sau hơn 2 năm hẹn hò.

Hoa hậu Kỳ Duyên đăng quang Miss Universe Vietnam - một cuộc thi được tổ chức ngay trong lúc các tỉnh thành phía Bắc bị bão lũ gây thiệt hại nghiêm trọng. Thời điểm chiến thắng ngôi vị Hoa hậu Việt Nam 2014, Nguyễn Cao Kỳ Duyên cũng không nhận được sự ủng hộ của nhiều người hâm mộ sắc đẹp. Vậy liệu cô có xứng đáng với ngôi vị hoa hậu hay không?

Nguyễn Cao Kỳ Duyên vừa trở thành Hoa hậu, hiện tượng độc nhất vô nhị trong lịch sử nhan sắc Việt khi đăng quang 2 cuộc thi lớn là Hoa hậu Việt Nam và mới đây nhất là Miss Universe Vietnam trong thời gian cách nhau một thập kỷ. Liệu Nguyễn Cao Kỳ Duyên đã thật sự xứng đáng được nhìn nhận với những lời "tung hoa" dành cho danh xưng Hoa hậu? Có lẽ sau 10 năm, câu chuyện danh hiệu và lối sống của Kỳ Duyên vẫn còn nhiều tranh cãi.

Hoa hậu Kỳ Duyên đăng quang Miss Universe Vietnam – một cuộc thi được tổ chức ngay trong lúc các tỉnh thành phía Bắc vừa bị bão lũ gây thiệt hại nghiêm trọng. Ngay trước đó, Hoa hậu này cũng nhận được rất nhiều thị phi về hành vi, cách ứng xử.

Sau 10 năm kể từ khi giành vương miện Hoa hậu Việt Nam 2014, Kỳ Duyên tiếp tục đăng quang Miss Universe Vietnam 2024.

Dù có nhiều ý kiến trái chiều về hoạt động cứu trợ của nghệ sĩ trong thời gian gần đây, nhưng cả showbiz Việt vẫn đang hướng về miền Bắc.