Lần đầu tiên có quy định về tiền điện tử

Khái niệm "tiền điện tử" lần đầu tiên được chính thức đề cập trong Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định về thanh toán không dùng tiền mặt.

Nghị định 52 sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7 và thay thế Nghị định số 101/2012 và Nghị định 80/2016.

Theo Nghị định 52, tiền điện tử được xác định là "giá trị tiền đồng lưu trữ trên các phương tiện điện tử được cung ứng, trên cơ sở đối ứng với số tiền được khách hàng trả trước cho ngân hàng và trung gian thanh toán cung ứng dịch vụ ví điện tử". 

Hai phương tiện lưu trữ tiền điện tử, theo Nghị định 52, là ví điện tử và thẻ trả trước.

Đối tượng cung ứng tiền điện tử bao gồm: ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (cung ứng dịch vụ ví điện tử và thẻ trả trước) và tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (cung ứng dịch vụ ví điện tử liên kết với tài khoản thanh toán của khách hàng mở tại ngân hàng). 

Việc hoàn thiện quy định pháp lý cho tiền điện tử tại Nghị định 52 sẽ góp phần ngăn ngừa, loại trừ các phương tiện thanh toán không hợp pháp do các tổ chức không được phép phát hành, hỗ trợ các cơ quan có thẩm quyền trong việc ngăn ngừa, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực tiền điện tử.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lãi suất huy động tại nhiều ngân hàng tiếp tục được điều chỉnh tăng. Có ngân hàng đã tăng lãi suất tiết kiệm đến lần thứ ba kể từ đầu tháng 6 tới nay.

Tuần qua, tỷ giá trung tâm giữa đồng Việt Nam với đô la Mỹ có xu hướng giảm nhờ những chính sách kịp thời kiểm soát biến động tỷ giá của NHNN.

Gần 28 điểm không phải mức độ quá lớn, song với thanh khoản tăng mạnh, cảm giác lo lắng đã xuất hiện ở nhiều nhà đầu tư.

VN-index đánh mất gần 28 điểm do gặp áp lực bán mạnh. Trong nhóm VN30, chỉ có duy nhất 1 mã tăng là POW và 1 mã tham chiếu SAB, còn lại 28 mã giảm điểm.

Tổng cục Hải quan vừa yêu cầu cục hải quan các tỉnh, thành phố chỉ đạo các Chi cục hải quan, đội kiểm soát hải quan phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường các biện pháp kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu tôm hùm đất.

Theo số liệu từ Cơ quan Thống kê châu Âu, bốn tháng đầu năm, EU đã nhập khẩu tổng cộng 11.359 tấn hồ tiêu từ Việt Nam với trị giá hơn 48,5 triệu euro và chiếm 61,5% tổng nhập khẩu mặt hàng này của khu vực. Điều này cho thấy Việt Nam tiếp tục là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất tại EU.