Lan tỏa giá trị của văn hóa sáng tạo trong đời sống

Qua hai mùa lễ hội thành công năm 2021, 2022, Lễ hội thiết kế sáng tạo năm nay gồm nhiều hoạt động phong phú và đặc sắc. Nhiều chủ đề, câu chuyện văn hóa từ dòng chảy di sản đã được khai thác, tạo nên sự kết nối đa chiều của sáng tạo.

Với điểm tựa là di sản, trên 60 hoạt động văn hóa đã diễn ra sôi nổi trong suốt 9 ngày diễn ra lễ hội. Sức hút của văn hóa và sáng tạo không chỉ đến với những nghệ sỹ, mà còn lan tỏa trong cộng đồng. Nhiều người dân Hà Nội đã theo dõi chương trình hoạt động hàng ngày của lễ hội, thậm chí đăng ký tham quan, đặt vé tàu hỏa từ sớm để tham dự các hoạt động của lễ hội. 

Các triển lãm, chương trình nghệ thuật, sân chơi trong lễ hội đều mang màu sắc đương đại, mới mẻ, khơi gợi lại những cảm thức lịch sử, hòa quyện với cảm hứng tương lai. Thông qua chuỗi hoạt động phong phú, công chúng đã cảm nhận được tinh thần tôn vinh sự sáng tạo, cũng như kết nối mạnh mẽ của nhiều khía cạnh trong nghệ thuật, lấy cảm hứng xuyên suốt là chất liệu di sản văn hóa nghệ thuật Việt Nam.

Tinh thần sáng tạo từ lễ hội đã và đang lan toả tới các quận, huyện và các làng nghề trên toàn thành phố. Mỗi quận huyện dựa trên thế mạnh, đặc trưng riêng của mình để tổ chức những hoạt động văn hóa nghệ thuật, tạo nên những sản phẩm du lịch, văn hóa mang bản sắc riêng. Có thể kể đến quận Ba Đình với sự ra mắt của dự án “Tuyến tàu điện số 6” tại phố ẩm thực kết hợp phố đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã - phường Trúc Bạch, quận Ba Đình.

Các điểm đến trong lễ hội thiết kế thu hút đông đảo người dân và du khách. Tháp nước Hàng Đậu thu hút khoảng 3.000 lượt khách mỗi ngày, tăng gấp 3 lần so với kế hoạch đón tiếp ban đầu. Nhà máy xe lửa Gia Lâm ngày cuối tuần đã đón khoảng 11.000 lượt khách. Sau 9 ngày tổ chức, Lễ hội đã thu hút trên 200 nghìn lượt khách. Do lượng khách tham quan đông ngoài dự kiến, Ban tổ chức Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2023 quyết định kéo dài hoạt động thêm 2 ngày. Lễ bế mạc sẽ diễn ra vào tối 28/11./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Công ty Cổ phần Sách Omega Việt Nam cùng Phạm Lê Collection, gia đình cố họa sĩ Trần Phúc Duyên và Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam tổ chức tọa đàm và ra mắt sách “DUYÊN: Hiện thực, Trừu tượng, Thiền họa - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của họa sĩ Trần Phúc Duyên".

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có công văn về việc tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025.

Trong những năm gần đây, du lịch văn hóa đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng giúp phát triển nền kinh tế và bảo tồn các giá trị di sản văn hóa.

Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Quà tặng của nhân gian” - sự kiện văn hoá của Hà Nội để đón chào năm mới 2025 đã được tổ chức tại không gian Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

Đón xuân mới 2025, nhóm hoạ sỹ G39 đã giới thiệu tới công chúng triển lãm với chủ đề “Tết Tỵ”.

Sáng nay, 5/1, Hiệp hội UNESCO Thành phố Hà Nội đã ra mắt thêm một thành viên mới là Câu lạc bộ UNESCO Di sản văn hoá và áo dài lụa Việt.