Mất 500 triệu đồng vì bị lừa làm định danh mức 2

Công an thành phố Hà Nội vừa tiếp tục đưa ra cảnh báo về thủ đoạn lừa đảo bằng cách giả vờ gọi điện thoại hướng dẫn người dân làm định danh điện tử (VNeID) mức 2. Đây không phải là thủ đoạn lừa đảo mới, tuy nhiên, vẫn còn nhiều người dân mất cảnh giác nên đã "sập bẫy".

Theo đó, các đối tượng giả danh cán bộ công an gọi điện cho người dân thông báo căn cước công dân bị lỗi trên hệ thống hoặc cần phải cập nhật dữ liệu dân cư, định danh mức 2, rồi yêu cầu người dân cài đặt phần mềm dịch vụ công giả do đối tượng cung cấp.

Do từ ngày 1/7/2024, các ngân hàng đã triển khai xác thực bằng sinh trắc học đối với một số loại giao dịch trực tuyến nên các đối tượng lừa đảo sẽ yêu cầu người dân chụp ảnh căn cước công dân, xác thực khuôn mặt. Sau khi cài đặt phần mềm giả mạo và xác thực sinh trắc học, người dân sẽ bị đối tượng chiếm quyền điều khiển điện thoại, thực hiện việc chuyển tiền từ thông tin tài khoản ngân hàng và các ứng dụng thanh toán được lưu trên điện thoại.

Ngày 16/10, một phụ nữ sinh năm 1989; ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội có nhận được cuộc gọi của một đối tượng thông báo tài khoản VNeID của con trai chị chưa được kích hoạt mức 2. Đối tượng hướng dẫn chị cài đặt phần mềm dịch vụ công, chụp ảnh căn cước công dân, xác thực khuôn mặt, quét mã QR và vân tay. Sau khi thao tác xong. Nạn nhân phát hiện ra tài khoản ngân hàng bị chuyển mất 500 triệu đồng nên đã đến cơ quan công an trình báo.

Để phòng tránh lừa đảo, Công an thành phố Hà Nội đề nghị người dân cảnh giác trước thủ đoạn trên. Việc kích hoạt định danh điện tử mức 2 phải được thực hiện tại trụ sở công an xã, phường, thị trấn hoặc nơi làm thủ tục cấp thẻ căn cước chứ không làm online.

Người dân tuyệt đối không thực hiện theo yêu cầu từ các cuộc gọi "lạ" tự xưng cơ quan nhà nước, công an; không cung cấp thông tin cá nhân, số tài khoản, mã OTP... cho người lạ; không cài đặt phần mềm giả mạo để tránh nguy cơ bị chiếm quyền điều khiển toàn bộ điện thoại. Khi gặp các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần kịp thời trình báo cơ quan công an để ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mặc dù đã được lực lượng chức năng đưa ra các khuyến cáo để phòng ngừa, tuy nhiên, một số người dân vẫn lơ là, mất cảnh giác, khiến tình trạng trộm cắp tài sản gia tăng.

Khoảng 17 giờ 15 phút chiều 23/10, Tổ công tác đặc biệt số 8 - Công an Thành phố (CATP) Hà Nội do Thiếu tá Phùng Đông Hà, cán bộ Đội Cảnh sát giao thông số 14 - Phòng Cảnh sát giao thông CATP Hà Nội làm tổ trưởng, đã phát hiện, bắt giữ một người đàn ông mang theo gần 100 viên hồng phiến.

Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy Công an Thành phố phối hợp các đơn vị nghiệp vụ Bộ Công an và lực lượng Hải quan vừa phát hiện và triệt phá đường dây mua bán trái phép chất ma túy từ Cộng hòa Séc về Việt Nam. Ma túy được cất giấu tinh vi trong các túi đụng thức ăn cho chó, mèo.

UBND TP Hà Nội vừa có báo cáo kết quả thực hiện việc xử lý các cơ sở không đảm bảo yêu cầu về phòng cháy chữa cháy (PCCC) được đưa vào sử dụng trước khi Luật PCCC số 27/2001/QH10 có hiệu lực.

Khoảng 17h30 phút chiều 23/10, tại điểm mở trên đường Cầu Giấy - Xuân Thủy, hai người phụ nữ đi xe máy đã rẽ khá nhanh từ làn trong để sang đường. Tình huống bất ngờ khiến xe taxi Xanh SM không thể xử lý nên xảy ra va chạm.

Bộ Công an đang lấy ý kiến về Dự thảo lần 3 Nghị định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, tịch thu xe.