Một tuyến đường hai bộ mặt

Đường Lê Đức Thọ nằm trên hai quận của Hà Nội. Cách quản lý và nguồn lực đầu tư khác nhau khiến một con đường có hai bộ mặt.

Đường Lê Đức Thọ thuộc địa bàn quận Nam Từ Liêm quản lý. 

Địa bàn thuộc quận Cầu Giấy quản lý.

Trật tự đô thị phản ánh sự thiếu đồng bộ trong cách quản lý.

Ông Nguyễn Huy Tú, tổ Mỹ Đình 2, phường Mỹ Đình, quận Nam Từ Liêm, nhận xét: ''Kể ra về mỹ quan đô thị nên làm cùng một tuyến đường, lát vỉa hè nó đẹp hơn. Người dân đang đi thế này tự dưng thấy 2 màu gạch, một bên rất là đẹp một bên cứ nhấp nha nhấp nhô rất là xấu. Theo tôi, đã chính trang thì nên đồng bộ với nhau, kết hợp với nhau hài hòa''.

Hè phố thì hai màu gạch…
Phần thuộc quận Nam Từ Liêm thì sạch sẽ...

Còn bên thuộc quận Cầu Giấy thì lộn xộn, nhếch nhác.

Một tuyến đường hai bộ mặt như trên phố Lê Đức Thọ.

Sự thiếu thống nhất trong đầu tư và quản lý đang tạo ra sự khác biệt về bộ mặt đô thị trong cùng một khu vực. Thực trạng này không phải là hiếm đối với những  địa bàn giáp ranh.

KTS Trần Huy Ánh, Hội KTS Hà Nội, cho rằng: ''Việc phân cấp các địa bàn hay địa phương khác nhau thì có tính độc lập của họ. Mỗi địa phương khác nhau có một nhà thầu dự án hay đối tác khác nhau và họ đưa ra phương án khác nhau.

Nếu nhìn ở  khía cạnh tích cực ta thấy được sự phong phú đa dạng trong cái tuyến phố. Nếu  như đạt đến một tiêu chuẩn, có thể sử dụng màu sắc khác nhau để đảm bảo yếu tố an toàn cho  người đi. Tuy nhiên nếu trên cả một tuyến đường đô thị thống nhất, dù sao người ta cũng nhận diện được thành phố có quản trị thống nhất''.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đã kiểm tra, rà soát 95 trường học có ký hợp đồng cùng gần 300 đơn vị vận tải với số lượng hơn 1.500 phương tiện vận chuyển, đưa đón học sinh.

Sáng nay (21/10/2024), trước giờ khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Kể từ khi tham gia mạng lưới sáng tạo của Unesco, Hà Nội đã có nhiều chính sách và động thái hỗ trợ để các không gian sáng tạo phát triển. Hiện nay, Hà Nội có khoảng 60 không gian sáng tạo, trong đó có 7 không gian làm việc chung, 42 không gian văn hóa - nghệ thuật và một số các không gian sáng tạo khác.

Tại phố đi bộ đường Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng), gần 3.000 người cao tuổi cùng góp mặt trong buổi đồng diễn tại Ngày hội Văn hóa Thể thao người cao tuổi vì sự nghiệp xây dựng và phát triển Thủ đô năm 2024.

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày phụ nữ Việt Nam 20/10, Hội LHPN Hà Nội đã tổ chức sự kiện Đồng diễn dân vũ tại 579 xã, phường thị trấn trên toàn thành phố. Sự kiện đã thu hút hơn 70.000 chị em hội viên phụ nữ tham gia và được xác lập kỷ lục Việt Nam với số lượng người tham gia biểu diễn dân vũ nhiều nhất Việt Nam.

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản thống nhất về nguyên tắc không công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán tại khu đất 1,48 ha phường Cổ Nhuế 2 và phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.