Phố kiểu mẫu Lê Trọng Tấn không còn mẫu

Năm 2016, đường Lê Trọng Tấn được cải tạo khang trang, là tuyến phố được cơ quan chức năng thí điểm lắp đặt đồng bộ hệ thống biển quảng cáo tại mặt tiền các cửa hàng. Sau 8 năm, phố kiểu mẫu này thay đổi ra sao?

Đường Lê Trọng Tấn đang rất lộn xộn. Sự đồng bộ đã không còn như trước.

Đường Lê Trọng Tấn hiện nay.

Bà Lê Thị Hậu (phố Lê Trọng Tấn) nói rằng: ''Kinh doanh mỗi người một mặt hàng nên nó không hợp với cái kinh doanh của gia đình người ta. Như nhà cô chẳng hạn, cô phải làm lại cái biển như này, nó phải khác đi thì khách người ta mới vào. Không thể đồng bộ như nhau được''.

Anh Trần Bách Gian (phường Định Công, quận Hoàng Mai) nhận xét: ''Em hay đi qua đây kể từ năm 201 và cũng chứng kiến việc biển hiệu đang từ khác nhau rồi trở nên đồng bộ rồi bây giờ lại trở nên khác nhau. Theo em thì việc đồng bộ ấy có mặt lợi và mặt hại, đối với mặt lợi thì trông nó sẽ rất là đẹp bởi vì hàng nào nó cũng giống như hàng nào, tuy nhiên mặt hại là những khách hàng khó phân biệt được các cửa hàng với nhau vì trông nó rất là giống nhau. Các cửa hàng họ cũng không thể hiện được cái chất riêng trong cái biển hiệu của mình''.

Đó là lý do khiến việc thí điểm “mặc đồng phục” cho biển quảng cáo thất bại ngay từ khi mới triển khai.

Những dấu ấn còn lại của tuyến phố kiểu mẫu giờ chỉ còn lại trên những tấm biển đã xỉn màu. 

Ông Nguyễn Văn Vinh (phố Lê Trọng Tấn) cho biết: "Hồi trước bảo Lê Trọng Tấn là phố đẹp nhất Hà Nội đấy, nhưng mà làm chất lượng nó không tốt lắm, cũng hỏng rất nhiều. Thứ 2 là người dân sử dụng cũng kém ý thức, xe cộ ô tô đỗ lên đây".

Nhiều đoạn của phố Lê Trọng Tấn đã trở thành bãi đỗ xe cả ngày lẫn đêm. Vỉa hè bị chiếm dụng để làm nơi kinh doanh, buôn bán.

Nhắc đến thời điểm mới cải tạo, người dân ở đây vẫn luyến tiếc về một tuyến đường từng được quy hoạch rộng đẹp, là kiểu mẫu về văn minh đô thị của Thủ đô.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Vỉa hè vốn được dành cho người đi bộ. Nhưng lâu nay, bóng dáng người đi bộ thì ít, mà hàng quán, ô tô, xe máy ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè thì nhiều.

Sáng 2/7, với 85/86 đại biểu có mặt tán thành, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua nghị quyết về việc thống nhất chủ trương ban hành đề án nâng cao năng lực và bảo đảm an toàn phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Thủ đô giai đoạn đến năm 2025, định hướng năm 2030.

Hà Nội sẽ tổ chức 30 điểm bắn pháo hoa với 31 trận địa nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thủ đô 10/10 năm nay.

Nghị quyết của HĐND thành phố quy định việc đặt tên, điều chỉnh độ dài một số đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024, gồm 22 tuyến đường, phố đặt tên mới; 3 tuyến phố điều chỉnh độ dài và 2 công trình công cộng đặt tên mới của 7 quận, huyện.

Hà Nội sẽ hoàn thành xây dựng Đề án phục hồi chất lượng môi trường và phát triển hệ thống 04 dòng sông nội đô là Tô Lịch, Kim Ngưu, Lừ, Sét.

Thành phố Hà Nội dự kiến sẽ hoàn thành gần 600 km đường sắt đô thị với tổng số vốn hơn 55 tỷ USD trong năm nay.