Ngành điện ảnh Việt chịu thêm áp lực từ thuế

Ngày 26/11, Quốc hội chính thức thông qua Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi). Theo luật này, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim chịu mức thuế suất VAT là 10%, tăng 5% so với trước đây. Việc tăng thuế có thể tăng nguồn thu từ thuế cho ngân sách, nhưng với ngành điện ảnh, tăng thuế sẽ tăng áp lực, tăng thêm khó khăn.

Tăng thuế VAT tạo áp lực cho điện ảnh Việt Nam

Theo ghi nhận, trong năm 2024, số phim điện ảnh đạt doanh thu cao không nhiều, chỉ có phim Mai (của Trấn Thành) doanh thu 520 tỷ đồng, Lật mặt 7 (đạo diễn Lý Hải) doanh thu 477 tỷ đồng thành công rực rỡ về doanh thu. Số phim doanh thu thấp, thậm chí nhà sản xuất chịu lỗ nặng là không hề ít, điển hình: Đóa hoa mong manh (Mai Thu Huyền), Móng vuốt (Lê Thanh Sơn), Domino: Lối thoát cuối cùng (Nguyễn Phúc Huy Cương)… Tỷ lệ phim Việt thua lỗ ngoài phòng vé luôn dao động từ 70-75%.

Nếu thuế tăng lên gấp đôi, một dự án 25 tỷ sẽ thành hơn 26 tỷ và doanh thu của bộ phim phải lên đến 67 - 69 tỷ mới có khả năng hòa vốn. Điểm hòa vốn của nhà đầu tư sẽ cao hơn, đồng nghĩa với việc họ sẽ phải cân nhắc kỹ hơn trong đầu tư điện ảnh, vì đầu tư cho điện ảnh rủi ro và mạo hiểm cao hơn những ngành khác.

Nếu tổng doanh thu ngành điện ảnh hàng năm dao động khoảng 4.000-5.000 tỷ đồng, khi áp thuế 10% sẽ là khoảng 400-500 tỷ đồng, chiếm chưa tới 0,0002% thu ngân sách Nhà nước, so với khoảng hơn 2 triệu tỷ đồng của năm 2023. Có thể thấy con số này quá nhỏ bé so với nguồn thu từ các lĩnh vực khác. Nếu số tiền này được xoay vòng để làm nhiều phim mới thì sẽ có giá trị hơn.

Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Tuy nhiên, ngành điện ảnh chưa kịp có chính sách đầu tư. Thì nay, việc tăng thuế giá trị gia tăng đối với sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành và chiếu phim lên gấp đôi đang là cú sốc lớn đối với ngành điện ảnh.

Bà Ngô Thị Bích Hạnh - Tổng giám đốc BHD, cho biết: "Điện ảnh sau Covid rất khó khăn. Hiện tại, ngoài việc phải bù lỗ cho những năm Covid thì các doanh nghiệp điện ảnh tổng doanh thu phòng vé mới chỉ được có 80% so với trước thời kỳ Covid. Việc tăng thuế lên thực sự là một gáo nước lạnh dội vào những người làm văn hóa".

Diễn viên - nhà sản xuất Hứa Vĩ Văn chia sẻ: "Đối với điện ảnh trong nước rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước và Chính phủ. Bởi vì nếu như không có sự hỗ trợ thì rất khó để có thể phát triển nhiều hơn về mặt nội dung cũng như sáng tạo của những nhà biên kịch và nhà làm phim".

Việc mức thuế VAT tăng từ 5% lên 10% là một thách thức lớn với các doanh nghiệp điện ảnh, đòi hỏi họ phải cân nhắc, giải quyết bài toán về ngân sách khi thực hiện một dự án. Ở một góc độ khác, sự thay đổi này đặt ra yêu cầu lớn đối với các nhà sản xuất, nhà phát hành trong việc cân chỉnh số lượng, chọn lọc kỹ lưỡng những sản phẩm chất lượng trước khi ra rạp.

Điện ảnh - chìa khóa quảng bá văn hóa du lịch Việt Nam

Trên thế giới, đã có không ít quốc gia trở thành điểm đến thu hút khách du lịch quốc tế nhờ những bộ phim điện ảnh thành công. Điều này cho thấy sự kết hợp hiệu quả giữa điện ảnh với văn hóa và du lịch.

Không chỉ có những bộ phim mang dấu ấn Hollywood tạo hiệu quả trong quảng bá du lịch, nhiều bộ phim điện ảnh Việt Nam sau khi trình chiếu đã tăng sức hút lớn cho các điểm đến. Chẳng hạn như bộ phim "Mùa len trâu", "Cánh đồng bất tận" khiến lượng khách đến miền Tây tăng đáng kể. Hà Giang tạo được sức hút lớn với du khách sau bộ phim "Chuyện của Pao" (đạo diễn Đỗ Quang Hải). Du lịch Phú Yên tăng doanh thu từ 13% lên 30% sau khi những cảnh sắc tuyệt đẹp xuất hiện trong bộ phim "Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh" (đạo diễn Victor Vũ).

Tại Việt Nam, gần đây nhất, 2 bộ phim "Tết ở làng Địa Ngục" và "Kẻ ăn hồn" với các bối cảnh ở làng Sảo Há, xã Vần Chải, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, đã khiến nơi này trở thành địa chỉ thu hút đông đảo du khách. Điều này cho thấy các bộ phim không chỉ giúp quảng bá phong cảnh thiên nhiên, mà còn là cầu nối giúp khán giả hiểu về văn hóa, truyền thống và lối sống của một quốc gia nhanh, hiệu quả.

Theo ông Nguyễn Phong Việt - nhà thơ, nhà phê bình phim: "Trong tất cả những loại hình văn học nghệ thuật thì điện ảnh có thể xem như một trong những kênh quan trọng nhất để quảng bá về văn hóa và bản sắc của một đất nước. Và với điện ảnh Việt Nam nói riêng, chúng ta đang là một nền điện ảnh non trẻ so với các nước trong khu vực và bắt đầu phát triển thì việc tận dụng điện ảnh để mang văn hóa, mang con người, mang bản sắc Việt Nam đi thế giới là cực kỳ quan trọng".

Theo các chuyên gia, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng để quảng bá du lịch thông qua điện ảnh, như vị trí địa lý, khí hậu phong phú, thuận lợi; hệ thống di tích, di sản văn hóa đặc sắc; nhiều địa điểm, địa danh đáp ứng làm bối cảnh phim trường; lợi thế về nhân công… Nếu khai thác tốt, điện ảnh sẽ không chỉ là một kênh quảng bá du lịch mà có tiềm năng trở thành một loại hình du lịch đầy sức hút với du khách.

Là một quốc gia có tài nguyên di sản thiên nhiên và văn hoá đa dạng, tuy nhiên chúng ta chưa tận dụng và khai thác hiệu quả thế mạnh này của điện ảnh để góp phần bảo tồn, quảng bá di sản văn hóa Việt Nam tới thế giới.

Đến nay, số lượng phim Việt truyền tải được nền văn hóa nước nhà vẫn còn khiêm tốn do vướng mắc một số điều để tạo động lực cho các nhà làm phim. Nay thuế giá trị gia tăng đối với điện ảnh lại đang là rào cản sự phát triển với lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hồ chứa nước Cửa Đạt, hồ chứa nước Tả Trạch, hồ chứa nước Dầu Tiếng được đưa vào Danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia (ANQG).

Kiên trì phương châm “trao cần câu thay vì cho con cá”, từ hơn 115 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì người nghèo” năm qua, MTTQ các cấp thành phố tiếp tục thực hiện hiệu quả hai trọng tâm: hỗ trợ an cư và trao sinh kế giúp thoát nghèo bền vững.

Thảo luận tổ về 4 nội dung trình tại hội nghị Lần thứ 20 Ban chấp hành Đảng bộ thành phố: Tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; Kế hoạch tài chính ngân sách Nhà nước 03 năm giai đoạn 2025-2027; Điều chỉnh Kế hoạch tài chính 05 năm thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025; Kế hoạch đầu tư công năm 2025 của thành phố, các đại biểu thống nhất với các nội dung báo cáo; tham góp nhiều ý kiến vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công.

Năm 2024, thành phố Hà Nội cơ bản hoàn thành mục tiêu tổng quát về kinh tế - xã hội. Dự kiến, 23/24 chỉ tiêu hoàn thành kế hoạch đề ra, trong đó 6 chỉ tiêu vượt kế hoạch.

Tại Hội nghị của Chính phủ quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, đây là việc khó, thậm chí rất khó nhưng Đảng lãnh đạo, Chính phủ thống nhất, nhân dân ủng hộ thì phải làm, với tinh thần “chỉ bàn làm, không bàn lùi” như Tổng Bí thư Tô Lâm đã chỉ đạo.

Những người lính cứu hỏa Đội Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ huyện Gia Lâm, công an thành phố Hà Nội, liên tục đối mặt với hiểm nguy. Tuy nhiên, vì sự an toàn tính mạng, tài sản của người dân, các anh chưa bao giờ chùn bước.