Ngập hàng loạt cầu tạm qua sông Đáy, giao thông gián đoạn

Ảnh hưởng từ nước dồn về sau xả lũ và mưa lớn những ngày đầu tuần, mực nước sông Đáy những ngày qua liên tục dâng cao. Kéo theo đó, hàng loạt cầu tạm nhưng lại là tuyến giao thông chính qua sông của người dân hai huyện Thanh Oai và Chương Mỹ đã ngập nặng. Nhiều cây cầu thậm chí còn chìm sâu, mất bóng dưới dòng nước, gây ảnh hưởng tới giao thông đi lại và kết nối giữa hai địa phương.

Lối đi dẫn xuống cầu Mi Dương, kết nối xã Thanh Mai, huyện Thanh Oai và xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, nước sông Đáy dâng cao, giờ đã ngập gần sát mái chòi trông cầu.

Ông Nguyễn Đức Hồng (Xã Thanh Mai, huyện Thanh Oai) ngày nào cũng đôi ba lần ra ngóng xem bao giờ nước rút, để khai thác cầu phục vụ chi tiêu, sinh hoạt. Thế nhưng, đã qua ba ngày nắng lớn liên tiếp, cây cầu sắt mà gia đình ông đầu tư vẫn chìm sâu dưới dòng nước, chẳng thấy đâu bóng dáng.

Lối đi dẫn xuống cầu Mi Dương, kết nối xã Thanh Mai, huyện Thanh Oai và xã Hoàng Diệu, huyện Chương Mỹ, nước sông Đáy dâng cao, giờ đã ngập gần sát mái chòi trông cầu.

Ông Nguyễn Đức Hồng chia sẻ: “Người dân đi lại giờ là chịu, không làm gì được. Người ta vẫn gọi ra để đưa đò sang sông nhưng tôi không dám, giờ tuổi chưa cao nhưng ra giữa sông có vấn đề gì thì rất nguy hiểm”.

Cũng ngập sâu dưới lòng sông Đáy nhưng cầu Mai bắc qua sông Đáy còn thấy rõ khung vòm cầu. Để đảm bảo an toàn, người dân hai bên đầu cầu đã chặt che, rào chắn tạm lối đi trong những ngày nước lớn.

Người dân địa phương thì biết, nhưng với nhiều người không biết, khi chọn lối đi này, họ bất đắc dĩ phải quay đầu.

Để đảm bảo an toàn, người dân hai bên đầu cầu đã chặt che, rào chắn tạm lối đi trong những ngày nước lớn.

Anh Đặng Đình Thành (phường Phú Lương, quận Hà Đông) cho hay: “Chở hàng qua cầu thì những hôm không mưa bão thì chỉ đi thẳng, 850 m nữa là tới. Nhưng giờ thì phải đi hơn chục km nữa mới tới được nhà..

Theo chính quyền địa phương, do là cầu tạm nên hàng năm, cứ vào mùa mưa lối đi này lại ngập. Năm nay, mực nước đạt đỉnh so với nhiều năm gần đây, khiến thời gian rút nước chậm hơn. Nhiều vị trí, mặt cầu chênh so với mặt nước tới 3 – 4 m.

Với cả nghìn lượt người và phương tiện qua lại mỗi ngày, cầu ngập nước, không thể khai thác đang gây nhiều ảnh hưởng tới giao thông đi lại.

Dọc sông Đáy, còn có tới gần chục cây cầu tạm khác tương tự, cứ vào mùa mưa, nước lớn là cầu ngập, không thể sử dụng.

Đây không phải là mong muốn riêng của người dân và UBND xã Hoàng Diệu trong việc đảm bảo giao thông đi lại an toàn và thông suốt khi qua sông Đáy. Bởi, ngoài hai cây cầu nêu trên, dọc sông Đáy, còn có tới gần chục cây cầu tạm khác tương tự, cứ vào mùa mưa, nước lớn là cầu ngập, không thể sử dụng. Kéo theo đó là những ảnh hưởng tới hàng chục nghìn người dân hai bên bờ sông Đáy trong việc lưu thông, giao lưu kết nối và phát triển kinh tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đến 17 giờ ngày 18/9, tài khoản của Ban Vận động cứu trợ Trung ương đã tiếp nhận được tổng số tiền là 1.432 tỷ đồng.

Để đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản cho ngư dân khi vào tránh trú, hiện nay các âu thuyền, cảng cá đang gấp rút triển khai hướng dẫn, nhắc nhở bà con neo đậu tàu thuyền đúng cách.

Sau khi vượt qua huyện đảo Hoàng Sa, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão, tăng tốc lên 20km/h, di chuyển theo hướng Tây về phía vùng biển khu vực tỉnh Quảng Trị - Quảng Nam. Trên đất liền các tỉnh miền Trung, gió bắt đầu mạnh dần lên cấp 6-7.

Áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 4 năm 2024. Tại Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh với sức gió cực đại 61km/h, biển động mạnh, sóng cao từ 2-4m. Bão đang di chuyển nhanh về phía Tây với tốc độ 20km/h

Dù áp thấp nhiệt đới khi mạnh lên thành bão sẽ có cường độ không lớn nhưng sẽ gây mưa lớn trên diện rộng, có nơi tới trên 600 mm.

Hồi 19 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,9 độ Vĩ Bắc; 111,5 độ Kinh Đông, trên khu vực quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng khoảng 360km về phía Đông Đông Bắc.