Nhà chờ xe buýt xuống cấp gây mất mỹ quan Thủ đô
Điều đáng nói là hầu hết các nhà chờ xe buýt bị xuống cấp lại tập trung ở các tuyến phố rộng đẹp và sầm uất của thành phố, như phố Thái Hà, Lê Đức Thọ, Lê Quang Đạo, Phạm Hùng, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Quốc Việt... Dễ thấy nhất là các nhà chờ này mái bị thủng, các khung thép đều han gỉ, khiến cho người ngồi chờ vào trời mưa thì bị ướt, mà trời nắng thì không có tác dụng gì.
Theo như chia sẻ của một số người dân quanh khu vực Nam Từ Liêm, tình trạng nhiều nhà xe xuống cấp gây ra dột khi trời mưa, đã ảnh hưởng không nhỏ tới những người dân chờ ở đây. Ngoài ra, hình ảnh này còn gây mất mỹ quan đô thị.
Không chỉ xuống cấp ở mái và phần khung thép mà đáng tiếc là tại khá nhiều khu vực nhà chờ, phần kính ốp quảng cáo và hộp bản đồ cũng bị mất hết lớp kính, chỉ còn lại tấm bạt nhựa. Thậm chí là bản đồ cái rách, cái mờ bụi bẩn trông rất mất mỹ quan. Đối với người Việt Nam, những hình ảnh quen thuộc này khiến họ trở nên "chán nản", nhưng đối với người nước ngoài, việc họ đi xe buýt mà cần xem bản đồ thì sẽ khó khăn.
Hà Nội hiện có trên 3800 điểm dừng và nhà chờ xe buýt, trong đó có 360 nhà chờ có mái che, chủ yếu ở khu vực nội thành. Trong kế hoạch của Sở Giao thông vận tải Hà Nội, đến năm 2025 dự kiến sẽ nâng tổng số nhà chờ điểm dừng xe buýt lên hơn 6.000, để giúp người dân tiếp cận với xe buýt ở cự li gần hơn. Tuy nhiên, đến nay, số lượng điểm dừng nhà chờ vẫn chưa được tăng lên, mà chất lượng lại đang giảm đi rõ rệt. Mong muốn của hầu hết hành khách đi xe buýt là có nhà chờ có mái che sạch sẽ, đỡ được nắng mưa, có ghế ngồi tiện ích.
Trước mắt, cần chỉnh trang lại các nhà chờ, ghế ngồi sạch đẹp để đem đến việc tiện ích cho hành khách, sự văn minh cho phố phường và cũng thể hiện sự phục vụ chu đáo của hệ thống giao thông công cộng của thành phố. Các cơ quan quản lý cần có kế hoạch đầu tư nâng cấp và tu bổ kịp thời để cải thiện mỹ quan đô thị.
Nhân kỷ niệm tròn 20 năm được xếp hạng Di tích Lịch sử quốc gia, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.
Chào mừng kỷ niệm 60 năm ngày Bác Hồ về thăm Xuân La (23/11/1964 - 23/11/2024), sáng 23/11, phường Xuân La (quận Tây Hồ) đã long trọng tổ chức lễ đón nhận danh hiệu “Phường đạt chuẩn Đô thị văn minh”.
Sáng 23/11, Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội đã tổ chức kỷ niệm 40 năm thành lập. Đây là đoàn luật sư được thành lập sớm nhất trong cả nước và đã luôn đồng hành cùng Thủ đô trong suốt quá trình xây dựng và phát triển.
Nhân dịp kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm khai trương phố đi bộ Hồ Gươm, chúng ta cùng nhìn lại hành trình bảo tồn và phát huy những giá trị di sản quý báu của Thủ đô. Đây không chỉ là câu chuyện về quá khứ với những dấu ấn lịch sử, mà còn là lời mời gọi khám phá vai trò của các không gian công cộng trong đời sống hiện đại.
Trong quá trình phát triển Thủ đô, di sản văn hóa vừa là nền tảng tinh thần và vật chất để xây dựng thành phố sáng tạo. Với quyết tâm và nỗ lực bền bỉ từ thành phố đến các điạ phương, đơn vị, công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá ngày càng đạt kết quả tích cực, góp phần phát triển công nghiệp văn hoá.
Nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc triển khai thực hiện Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố tổ chức cuộc thi tìm hiểu “Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 với 2 phần thi trực tuyến và sân khấu hóa. Cuộc thi đã góp phần lan tỏa phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
0