Những quy định tham gia giao thông người đi bộ cần rõ

Đã tham gia giao thông thì dù là lái xe hay đi bộ, chỉ cần bất cẩn một chút thôi cũng có thể xảy ra hậu quả đáng tiếc. Để đảm bảo an toàn cho chính mình và những người khác, người đi bộ cần lưu ý một số quy định sau đây.

Người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

Điều 9 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc. Tuy nhiên có thể mức phạt này còn quá nhẹ nên chưa đủ răn đe đối với hành vi này.

Mức phạt dành cho người đi bộ đi vào đường cao tốc.

Bên cạnh việc không được đi vào đường cao tốc, người đi bộ còn phải tuân thủ các quy định sau để đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường bộ.

- Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.

- Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.

- Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.

- Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.

- Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Dù cơn bão số 3 đã đi qua nhưng nhiều nơi tại huyện Mỹ Đức vẫn còn ngập lụt; tài sản, hoa màu của người dân bị thiệt hại nặng nề.

Tết Trung thu năm nay, hơn 730.000 lượt trẻ em Hà Nội được tặng quà và hỗ trợ với tổng kinh phí hơn 34 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách gần 11,7 tỷ đồng, kinh phí xã hội hóa hơn 22,5 tỷ đồng.

Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tới nhà riêng trao Huy hiệu 85 năm tuổi Đảng tặng đảng viên lão thành Nguyễn Vũ.

Đào Nhật Tân, quất Tứ Liên từ lâu đã là biểu tượng đặc trưng của Tết Hà Nội. Năm nay, do đợt bão số 3 vừa qua, nước sông Hồng dâng cao khiến nhiều vườn cây cảnh ở đây bị thiệt hại nghiêm trọng. Trước nguy cơ mất trắng, người trồng cây cảnh ở hai làng nghề nổi tiếng này vẫn không thôi hy vọng khi đang dồn hết công sức để hồi sinh những vườn cây truyền thống của mình. Mong rằng với sự quyết tâm, kiên cường đó, Tết này người Hà Nội vẫn có thể đón Xuân trọn vẹn với sắc vàng, hồng tươi thắm của những cành đào, cây quất thân quen.

Sáng 17/9, Công ty cổ phần Dây và Cáp điện Thượng Đình (CADI-SUN) đã tổ chức kêu gọi tất cả cán bộ, người lao động quyên góp ủng hộ đồng bào miền Bắc khắc phục hậu quả bão lũ, sạt lở đất.

Tháng cao điểm học sinh đến trường, Phòng Cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội tăng cường biện pháp xử lý học sinh vi phạm luật giao thông.