Phát triển nhà ở xã hội: Cần thêm cơ chế, chính sách

Khó khăn về đất, về vốn là khó khăn của nhiều đơn vị, nhưng lớn nhất và xuyên suốt lại là văn bản, giấy tờ, pháp lý của các doanh nghiệp khi bắt tay làm nhà ở xã hội.

Chủ trương để Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội đã được Quốc hội thông qua. Nhưng gần 1 năm kể từ khi được chấp thuận, vẫn chưa có 1 dự án nào được hoàn thành bằng hình thức này.

Ông Trần Đoàn Trung, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động TP Hồ Chí Minh cho biết: “Hiện nay chúng tôi cũng đang kiên trì báo cáo và đề xuất, để các cơ quan quản lý nhà nước, kể cả Quốc hội, Chính phủ, chính quyền thành phố xem xét nghiên cứu có cơ chế để có thể tạo điều kiện cho công đoàn sử dụng nguồn lực của công đoàn tham gia cùng ngân sách nhà nước. Qua đó, công đoàn có thể hỗ trợ, khuyến khích các nhà đầu tư, doanh nghiệp xây dựng nhà ở cho công nhân”.

Một chung cư nhà ở xã hội.

Nhà ở xã hội là chủ trương đầy tính nhân văn nhưng để đẩy nhanh tiến độ, cần giúp doanh nghiệp giảm bớt các áp lực về đất, thuế. Để đưa người dân đến gần hơn, nhiều hơn với loại hình nhà ở này, cần phát triển theo hướng đa dạng như: ưu tiên nhà ở xã hội cho thuê mua/mua. Vấn đề này đã được nhiều đại biểu đề cập tới trên nghị trường và nhận được sự đồng thuận.

Ý kiến của đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga - Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương: “Việc phát triển nhà ở xã hội không chỉ nên tập trung vào nhà ở xã hội để bán mà cần phát triển theo hướng cho thuê, điều đó cũng đúng với ý muốn của đa số những người lao động có thu nhập trung bình thấp ở các đô thị lớn. Họ mong muốn một căn nhà không phải mua trả góp mà tính theo tiền thuê hàng tháng".

Mục tiêu trong năm 2024 đặt ra là hoàn thành 130.000 căn hộ NOXH.

Để mục tiêu đến năm 2030 có được ít nhất 1 triệu căn nhà ở xã hội, đã có nhiều ý kiến đề xuất cần vai trò của Nhà nước nắm giữ phần trách nhiệm chính. Theo ông Bùi Văn Doanh, Viện trưởng Viện nghiên cứu BĐS Việt Nam: “Theo tôi vẫn đang lẫn lộn giữa việc phát triển nhà ở xã hội của chính quyền địa phương, nhà nước hay kêu gọi sự tự nguyện tham gia kinh doanh của các doanh nghiệp. Những doanh nghiệp họ làm cần lãi, nên tôi vẫn đề xuất vai trò của nhà nước ở đây, cụ thể chính quyền sẽ đặt hàng các doanh nghiệp, theo đó các doanh nghiệp sẽ phải tuân thủ theo yêu cầu của các cấp chính quyền, cùng với đó là quyền phân phối nhà ở xã hội cũng nên do chính quyền sở tại quyết định”.

Mục tiêu trong năm 2024 đặt ra là hoàn thành 130.000 căn hộ nhà ở xã hội. Tuy nhiên, sau nửa năm mới có 8 dự án (quy mô khoảng 3.100 căn hộ) hoàn thành. Như vậy còn gần 100.000 căn hộ phải hoàn thành trong nửa cuối năm còn lại.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thuế được coi là công cụ hữu hiệu điều chỉnh thị trường bất đông sản lúc này. Tuy nhiên, đánh thuế như thế nào cho hiệu quả lại là bài toán làm đau đầu các nhà quản lý.

Bộ Xây dựng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung kiểm soát việc mua đi, bán lại các bất động sản trao tay nhiều lần.

Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh vừa tiếp tục kiến nghị khẩn UBND thành phố về việc tổ chức cuộc họp để giải quyết hồ sơ đất đai từ ngày 1/8/2024.

Theo Quyết định số 55 của UBND thành phố về xác định giá đất cụ thể trên địa bàn Hà Nội, tình trạng ngập úng khi lượng mưa lớn sẽ là 1 trong 8 tiêu chí xác định giá đất.

Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng vừa thông báo mở bán gần 100 căn nhà ở xã hội thuộc Khu đô thị xanh Bàu Tràm Lakeside (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu) của Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn - Đà Nẵng.

Cuối tháng 9 và đầu tháng 10, hơn 80 lô đất tại hai huyện Đan Phượng và Thanh Oai dự kiến sẽ được mang ra đấu giá, với mức giá khởi điểm thấp nhất 5,3 triệu đồng/m2.