Phương Tây đồng loạt cho Ukraine dùng vũ khí tầm xa

Truyền thông Mỹ và châu Âu đồng loạt đưa tin Mỹ, Pháp và Anh đã quyết định cho phép Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa do những nước này cung cấp để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration -:-
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time -:-
1x

Động thái diễn ra chỉ hai tháng trước khi Tổng thống Mỹ Joe Biden rời Nhà Trắng và chuyển giao quyền lực cho Tổng thống đắc cử Donald Trump.

Theo các nguồn tin, đây là lần đầu tiên Tổng thống Joe Biden cấp phép cho Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa để tấn công Nga, nhưng sẽ chỉ giới hạn ở khu vực Kursk. Theo báo Le Figaro của Pháp, ngay sau “đèn xanh” của Mỹ, Anh và Pháp cũng có động thái tương tự. Điều này đồng nghĩa với việc Lực lượng vũ trang Ukraine có thể tiến hành các cuộc tấn công sâu vào lãnh thổ Nga không chỉ bằng tên lửa ATACMS của Mỹ mà còn bằng SCALP và Storm Shadow.

Trong nhiều tháng, Ukraine đã yêu cầu Mỹ cho phép sử dụng những loại vũ khí này nhưng Mỹ luôn giữ lập trường thận trọng. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres kêu gọi tránh các bước đi làm leo thang liên tục cuộc xung đột tại Ukraine.

Phó Chủ tịch thứ nhất Uỷ ban các vấn đề quốc tế thuộc Thượng viện Nga, ông Vladimir Dzhabarov chỉ trích đây là động thái nguy hiểm có thể khơi mào cho một cuộc chiến tranh thế giới lần thứ ba. Quan chức này đồng thời cảnh báo Nga sẽ phản ứng ngay lập tức. Trong khi đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Maria Zakharova nhấn mạnh Tổng thống Vladimir Putin đã nêu ý kiến của mình về vấn đề này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Nhiều người chạy thoát ra khỏi các tòa nhà ở Bangkok vào sáng 31/3, trước báo cáo về rung lắc và vết nứt được tìm thấy trong các tòa nhà. Tuy nhiên, chính quyền bác bỏ và cho biết đây là báo động giả.

Quân đội Thái Lan thông báo đã triển khai hơn 1.000 quân, máy móc hạng nặng và cần cẩu để cứu hộ tìm kiếm người mất tích và phục hồi tại Thủ đô Bangkok.

Tổng thống Nga Vladimir Putin mới ký một sắc lệnh đặt ra mục tiêu đầy tham vọng là đào tạo 1,5 triệu người điều khiển máy bay không người lái trong vòng 5 năm tới.

Máy bay chiến đấu của Mỹ đã tiến hành 16 cuộc không kích vào các tỉnh Saada và Sanaa của Yemen trong đêm 29/3, như một phần trong loạt cuộc không kích nhằm vào các khu vực mà Mỹ cho là do lực lượng vũ trang Houthi kiểm soát.

Khi siêu tàu sân bay USS Gerald R. Ford của Hải quân Mỹ được triển khai vào cuối năm nay, nhóm tác chiến của tàu sẽ bao gồm các khu trục lớp Arleigh Burke được trang bị các hệ thống đánh chặn máy bay không người lái Coyote của Raytheon và Roadrunner-M của Anduril.

Tổng thống Iran kiên quyết bác bỏ đề xuất đàm phán trực tiếp với Mỹ về vấn đề hạt nhân.