Quản lý đất đai ở TP.HCM còn nhiều khó khăn
Thời gian qua thành phố đã tập trung thực hiện quy hoạch sử dụng đất, thực hiện chuyển đổi số trong quản lý đất đai, đổi mới công tác tài chính đất đai, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất.
Với nhiều khó khăn, thách thức cả khách quan, lẫn chủ quan, công tác này vẫn còn nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao. Đại biểu cho rằng, thực tiễn ở nhiều nơi, việc sử dụng đất còn lãng phí, hiệu quả thấp.

Bên cạnh đó, tệ tham nhũng, tiêu cực liên quan đến đất đai chậm được đẩy lùi, thậm chí gia tăng, số vụ khiếu nại, tố cáo thuộc về lĩnh vực đất đai vẫn còn nhiều và phức tạp, thị trường bất động sản phát triển thiếu lành mạnh, chưa bền vững và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Tại hội thảo, từ nhiều góc độ khác nhau, các ý kiến tham luận, trao đổi tập trung thảo luận sâu vào các nhóm vấn đề như: Luật Đất đai 2024 và những giải pháp, kiến nghị tổ chức thực hiện; thực trạng biến động đất đai trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các giải pháp, kiến nghị; các vấn đề phát sinh trong quá trình chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh.
Quỹ Nhà ở quốc gia được đánh giá là giải pháp cần thiết để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp và trung bình.
Các tỉnh, thành phố trên cả nước đã hỗ trợ xóa hơn 168.000 nhà tạm, nhà dột nát tính đến ngày 28/3.
UBND thành phố Hà Nội giao Sở Tài chính đánh giá tổng thể về dự án đầu tư có sử dụng đất trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay nhằm xử lý số lượng lớn dự án chậm tiến độ.
Bộ Tư pháp đang thẩm định dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội, trong đó có đề xuất của Bộ Xây dựng về thí điểm giao chủ đầu tư nhà ở xã hội không thông qua đấu thầu.
Gỡ vướng các chính sách, cải cách thủ tục hành chính là những giải pháp cấp thiết để khơi thông các dự án bất động sản chậm tiến độ.
Cơ chế đặc thù là yếu tố then chốt, đẩy nhanh quá trình phê duyệt và giải quyết các vướng mắc pháp lý để thúc đẩy tiến độ các dự án đang trì trệ.
0