Tái chế vỏ gói mì tôm thành đồ trang trí

Những vỏ gói mì tôm qua đôi bàn tay khéo léo của các bạn trẻ đã trở thành nhiều món đồ trang trí ấn tượng, đẹp mắt.

Theo Hiệp hội mì ăn liền Thế giới, tính từ năm 2020 đến 2023, Việt Nam luôn được xếp vào top 3 quốc gia có tổng sản lượng tiêu thụ mì ăn liền nhiều nhất thế giới. Trung bình ở Việt Nam 1 người/1 năm thải ra môi trường 81 vỏ mì.

Như vậy với dân số nước ta là hơn 99 triệu người thì lượng rác thải vỏ mì ra môi trường là một con số quá lớn. Trong khi đó, đa số vỏ mì tôm lại là loại rác khó phân hủy. Đó cũng chính là động lực để một người yêu môi trường như bạn trẻ Vũ Thị Thảo thành lập dự án “Mì tôm xanh”.

Đa số vỏ mì tôm lại là loại rác khó phân hủy.

Chị Vũ Thị Thảo chia sẻ, thông qua dự án, chị mong muốn mang kiến thức trên giảng đường truyền cho học sinh của mình và trang bị cho các em kiến thức về cuộc sống, về xã hội để sống có trách nhiệm với cộng đồng, xã hội, giảm thiểu rác, bảo vệ môi trường.

Dưới đôi bàn tay khéo léo của những bạn trẻ cùng sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Vũ Thị Thảo… những vỏ mì tôm đã trở lại với một diện mạo mới, thành những sản phẩm lan tỏa giá trị bền vững cho môi trường và mang vẻ đẹp của văn hóa thủ công truyền thống.

Những vỏ mì tôm đã trở lại với một diện mạo mới, thành những sản phẩm lan tỏa giá trị bền vững cho môi trường

Không chỉ quy tụ những bạn trẻ ở khắp Hà Nội, nhóm "Mì tôm xanh" còn kết nối với các địa phương để "gieo mơ xanh" và lan tỏa giá trị nhân văn một cách bền vững.

Chia sẻ về định hướng hoạt động của nhóm, chị Vũ Thị Thảo cho biết, "Mì tôm xanh" không chuyển hướng sang kinh doanh, mà sẽ đi theo định hướng lan tỏa, truyền thông và dạy nghề cho người yếu thế ở các tỉnh thành, tạo công ăn việc làm bền vững cho họ, vừa bảo vệ môi trường vừa giúp họ có công việc ổn định, đấy là cách giúp đỡ bền vững…

Mỗi sản phẩm được tạo ra từ vỏ mì tôm giống như đang đan cài từng sợi yêu thương, đan càng nhiều thì tình yêu thương trao nhau càng lớn. Và cứ thế, dự án "Mì tôm xanh" cùng những câu chuyện tử tế về môi trường, về giá trị văn hóa truyền thống đang từng giờ, từng ngày len lỏi, từng chút thay đổi ý thức của mỗi người theo chiều hướng tích cực hơn…

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cùng với Luật Thủ đô, Quy hoạch Thủ đô và Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô có vai trò, ý nghĩa quan trọng, tạo lập không gian phát triển mới, động lực mới và giá trị mới để xây dựng Thủ đô trở thành đô thị văn hiến, văn minh, hiện đại.

Luật Thủ đô (sửa đổi) dự kiến được Quốc hội thông qua tại kỳ họp này đã đề xuất những chính sách nhằm cụ thể hóa chiến lược phát triển đô thị theo định hướng lấy giao thông công cộng làm trung tâm.

Khu phố cổ Hà Nội luôn là địa điểm thu hút du lịch đặc biệt của thành phố Hà Nội. Nhiều công trình đã được chỉnh trang, cải tạo để phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, đồng thời thúc đẩy hình thành các không gian sáng tạo mới của Thủ đô.

Tại thành phố Hà Nội, loại xe Jeep, U-oát hoạt động chở khách du lịch nước ngoài. Sau khi lực lượng chức năng đã ra quân tổng kiểm tra, các lỗi vi phạm chủ yếu như dừng, đỗ không đúng quy định đã được kiểm soát tốt.

Dự án này đã được Thành phố Hà Nội đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn của thành phố giai đoạn 2024-2025 và giai đoạn 2026-2030.

Hiện nay, tất cả bộ phận một cửa các cấp trên địa bàn TP. Hà Nội đã thực hiện các giải pháp để thanh toán phí, lệ phí không dùng tiền mặt đối với hồ sơ thủ tục hành chính.