Thị trường cho thuê tàu trầm lắng vì thiếu nguồn cung

Trong bối cảnh căng thẳng tại Biển Đỏ tiếp tục leo thang với nhiều diễn biến khó lường, các hãng vận tải lớn đã chuyển hướng đi qua khu vực này. Điều này đồng nghĩa rằng các hãng tàu sẽ cần nhiều tàu hơn để vận chuyển cùng một lượng hàng hóa. Tuy nhiên, thách thức trên thị trường thuê tàu hiện nay là còn rất ít tàu có thể cho thuê, do nguồn cung hạn chế.
Video Player is loading.
Current Time 0:00
Duration 0:00
Loaded: 0%
Stream Type LIVE
Remaining Time 0:00
1x

Trong số các chủ tàu niêm yết tại Mỹ, Danaos hiện có 90% số tàu đang bị kẹt trong các hợp đồng cho thuê đến hết năm 2024. Tỷ lệ này của Costamare là 87%, của Global Ship Lease là 82% và của Euroseas là 70%.

Các hãng tàu sẽ được hưởng lợi nhiều hơn từ tình trạng gián đoạn hoạt động vận chuyển ở Biển Đỏ so với các chủ tàu, khi cước phí vận tải biển đã tăng nhanh hơn nhiều so với giá thuê tàu, và quá nhiều tàu đang bị  kẹt trong các hợp đồng cho thuê dài hạn.

Thị trường cho thuê tàu trầm lắng vì thiếu nguồn cung

Chỉ số Harpex, đo giá thuê tàu kỳ hạn 6-12 tháng với các loại tàu có năng lực chuyên chở lên đến 8.500 TEU đã tăng 12% kể từ giữa tháng 12/2023.

Diễn biến giá cổ phiếu của các hãng tàu và chủ tàu cũng xác nhận xu hướng này. Cổ phiếu của hãng tàu Zim đã tăng đến 65% kể từ giữa tháng 12 năm ngoái, còn cổ phiếu của Hapag-Lloyd tăng 45% và Maersk tăng 19%.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
User
Ý KIẾN

Trang CNBC đưa tin Việt Nam đã trở thành “gã khổng lồ” mới trên thị trường sầu riêng toàn cầu, với giá trị xuất khẩu đạt 3,3 tỷ USD năm 2024.

Theo báo cáo của Hiệp hội các Nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), kết thúc năm 2024, tổng lượng ô tô tiêu thụ trên toàn thị trường đã đạt 340.142 chiếc, tăng 12,6% so với năm 2023.

Theo Tổng cục Thống kê, năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng Việt Nam tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2025, Bộ Công Thương đưa ra dự báo quy mô thị trường bán lẻ tăng lên 350 tỷ USD, đóng góp 59% tổng ngân sách.

Việt Nam tiếp tục là nhà cung cấp gạo lớn nhất cho Philippines, chiếm 3/4 tổng lượng nhập khẩu, tương đương khoảng 3,56 triệu tấn.

UOB, một ngân hàng của Singapore đã nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam 2025 lên 7% và cho rằng mục tiêu ít nhất 8% của Chính phủ là tham vọng nhưng vẫn khả thi.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam trong lĩnh vực bất động sản, tính đến ngày 31/12/2024, bao gồm cả vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt hơn 38,2 tỷ USD.