Thủ tướng Thái Lan chấp nhận phán quyết của toà án
Phát biểu với báo giới sau phán quyết của tòa án, ông Srettha cho biết bản thân đã nỗ lực lãnh đạo đất nước một cách trung thực và tin tưởng có nhiều người tài năng có thể tiếp tục công việc. Tuy nhiên, ông thừa nhận không biết liệu các chính sách của chính phủ hiện nay có tiếp tục được triển khai hay không và chính phủ tiếp theo có thể thay đổi chính sách.

Trước đó, Tòa án Hiến pháp Thái Lan đã ra phán quyết phế truất Thủ tướng Srettha Thavisin do vi phạm Hiến pháp trong việc bổ nhiệm người không đáp ứng tiêu chuẩn đạo đức vào vị trí bộ trưởng trong nội các.
Sau khi ông Srettha bị phế truất, Hạ viện Thái Lan sẽ nhóm họp để bầu thủ tướng mới. Ông Srettha là Thủ tướng Thái Lan thứ tư bị Tòa án Hiến pháp phế truất trong 16 năm qua.
Theo số liệu thống kê mới nhất, tính đến trưa ngày 30/3 theo giờ địa phương, số người chết trong trận động đất tại Myanmar đã lên tới hơn 1.700 người, 3.400 người bị thương và khoảng 300 người mất tích.
Trận động đất lịch sử xảy ra tại Myanmar là do các mảng kiến tạo Ấn Độ và Á-Âu cọ xát vào nhau gây ra một chuyển động được mô tả là "đứt gãy trượt ngang".
Chính quyền Myanmar cùng nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế đã nhanh chóng triển khai các biện pháp cứu trợ khẩn cấp nhằm hỗ trợ người dân vượt qua thảm họa động đất xảy ra ngày 28/3.
Chiếc máy bay một động cơ lao xuống khu dân cư vùng ngoại ô Brooklyn Park, Mỹ rồi nổ tung, khả năng không hành khách nào sống sót.
Tính đến sáng 30/3, 25 dư chấn đã được ghi nhận sau trận động đất mạnh xảy ra ở miền Trung Myanmar ngày 28/3, với cường độ cao nhất là 7,5 và thấp nhất là 2,8, theo Cục Khí tượng Thủy văn Myanmar.
Tất cả các quốc gia thành viên của ASEAN đã khẳng định cam kết hỗ trợ Myanmar và Thái Lan trong công tác cứu trợ và phục hồi sau trận động đất mạnh xảy ra vào cuối tuần qua.
0