Tinh thần thi ca từ cộng đồng người khiếm thị

Tọa đàm "Như thể ai đó mù đang ngắm trăng" diễn ra tại Viện Goethe Hà Nội đã đưa khán giả là người khiếm thị bước vào thế giới văn chương đặc biệt, cảm nhận thi ca bằng giác quan phi thị giác.

Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ tháng thơ Se Sẽ Chứ, tập trung đối thoại về sự “Nhìn - Thấy - Biết - Thấu cảm” để gắn kết cộng đồng, xóa mờ giới hạn thưởng thức văn học nghệ thuật. Điểm nhấn đặc biệt của tọa đàm là phần trình diễn thơ Haiku trên nền đàn tranh. Đây là loại hình thơ nổi tiếng của Nhật Bản, với cấu trúc 3 dòng tượng thanh, tượng hình rõ ràng, giúp người nghe hiểu rõ nội dung văn học ngay cả khi họ không thể nhìn thấy câu chữ. 

Nghệ sĩ trẻ Nguyễn An Như chia sẻ: “Mình phải có sự trải nhiệm về thiên nhiên để biến chúng thành âm thanh”. 

Âm thanh độc đáo từ nhạc cụ dân tộc mô phỏng sống động cảnh sắc thiên nhiên, giúp nghệ sĩ khiếm thị tái hiện trọn vẹn bối cảnh và cảm xúc tác phẩm. Đó cũng là thông điệp đằng sau chủ đề “Như thể ai đó mù đang ngắm trăng”, lấy cảm hứng từ tựa đề bài thơ Haiku nổi tiếng của tác giả Basho. Đôi khi người khiếm thị dù không thể nhìn, lại có thể cảm nhận thế giới bằng những giác quan khác sâu sắc hơn.

Đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp cho biết: “Những người khiếm thị là những người rất đặc biệt. Họ không nhìn được tôi, nhưng họ cảm nhận được. Tôi rất thích cách nhìn của họ, một cách nhìn mà không bị lệ thuộc vào con mắt sinh học”.

Tháng 12 này, tháng thơ Se Sẽ Chứ tiếp tục tổ chức nhiều hoạt động kết nối cộng đồng người khiếm thị thông qua thực hành nghệ thuật. Nổi bật như phòng đọc “Sờ chữ nghe thơ”, workshop học chữ nổi, đêm thơ mừng năm mới… Qua đó lan tỏa tình yêu thi ca đến người tham dự, dù là người sáng hay khiếm thị, đều có thể chạm đến vẻ đẹp của thi ca bằng thính giác. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hiện nay, cả nước có hơn 40.000 di tích và khoảng gần 70.000 di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có: 34 di sản đã được UNESCO ghi danh. Việt Nam được đánh giá là nước thành viên “hình mẫu” tham gia các Công ước của tổ chức UNESCO.

Những ngày qua, nhà sản xuất phim “Công tử Bạc Liêu” đã tổ chức Triển lãm mỹ thuật "Once Upon A Time In Indochine", trưng bày hàng loạt phục trang, đạo cụ tinh xảo từng xuất hiện trong bộ phim.

Hai làng nghề truyền thống Phúc Am (vàng mã) và Hạ Thái (sơn mài) tại xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, Hà Nội đang được Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với các công ty lữ hành phát triển thành sản phẩm tour văn hóa di sản, hướng đến phục vụ du khách quốc tế.

Trong dịp nghỉ Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, các di tích thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội quản lý sẽ mở cửa đón khách tham quan.

Tọa đàm "Như thể ai đó mù đang ngắm trăng" diễn ra tại Viện Goethe Hà Nội đã đưa khán giả là người khiếm thị bước vào thế giới văn chương đặc biệt, cảm nhận thi ca bằng giác quan phi thị giác.

Từ thành công sau 4 mùa tổ chức Lễ hội thiết kế sáng tạo, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã chính thức được thành lập nhằm thực hiện những cam kết, sáng kiến của thành phố khi gia nhập Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo của UNESCO.