Tọa đàm: Huy động nguồn lực phát triển thủ đô nhanh, bền vững, văn hiến, văn minh, hiện đại

Với việc quy định nhiều cơ chế, chính sách đặc thù trong xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ không chỉ Thủ đô mà còn vùng Thủ đô, việc xây dựng và hoàn thiện Dự án Luật được đánh giá là cơ hội rất lớn, tạo lợi thế để Hà Nội phát triển, vươn lên tầm vóc mới, vị thế mới không chỉ của cả nước mà còn trong khu vực và thế giới. Tọa đàm "Huy động nguồn lực phát triển thủ đô nhanh, bền vững, văn hiến, văn minh, hiện đại" trực tiếp trên các nền tảng số của Đài Hà Nội vào 9h30 ngày 09/11/2023
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Cho thuê lại lao động là một vấn đề phổ biến và thường xuyên xảy ra trong các doanh nghiệp, thị trường lao động nói chung. Thế nhưng, có trường hợp, danh mục công việc được cho thuê lại lao động có những công việc không được thực hiện giao kết này. Đây là điều không phải doanh nghiệp và người lao động nào cũng nắm rõ.

Giúp việc gia đình là một trong số những lao động rất phổ biến hiện nay. Thế nhưng trên thực tế hiện nay, quyền và lợi ích dành cho đối tượng lao động này vẫn chưa được thực hiện quyết liệt giữa người chủ sử dụng lao động và người lao động. Trong chương trình, bà Nguyễn Thị Oanh, Phó trưởng phòng Lao động - Tiền lương và BHXH - Sở LĐ-TB&XH sẽ giới thiệu về những quy định pháp luật liên quan tới vấn đề này.

Một trong những vấn đề tồn tại mà Hà Nội đang phải gấp rút hoàn thành trong thời gian càng sớm càng tốt, đó chính là công tác di dời nhà máy, trường học ra khỏi nội đô. Đặc biệt, khi Luật Thủ đô được thông qua, với việc tăng phân cấp, phân quyền cho Hà Nội, công tác di dời này có thêm điều kiện để hoàn thành sớm.

Một trong những điểm được đánh giá cao của Luật Thủ đô năm 2024 là cơ chế phân cấp, ủy quyền mạnh mẽ, giúp chính quyền Thủ đô có thể chủ động, tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong quá trình triển khai các dự án một cách hiệu quả. Điều này cũng giúp Hà Nội không phải trông chờ vào nguồn vốn duy nhất từ ngân sách nhà nước mà còn có thể phát huy được nguồn vốn đầu tư từ khu vực tư nhân, từ các nhà đầu tư nước ngoài.

Luật Thủ đô 2024 bổ sung nhiều quy định mới để tăng cường bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân được kỳ vọng sẽ tháo gỡ những vấn đề còn tồn tại, góp phần xây dựng một môi trường sống an toàn và lành mạnh cho người dân.

Luật Thủ đô sửa đổi quy định trong trường hợp thật cần thiết, để bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn thành phố, chủ tịch UBND các cấp được áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước đối với công trình, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cụ thể hóa Luật Thủ đô, ngày 19/11 vừa qua, HĐND thành phố đã thông qua Nghị quyết về vấn đề này, chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.