Tự xưng 'nhà thánh' lừa bán bùa ngải hỗ trợ tình duyên

Lợi dụng những người có hoàn cảnh trắc trở trong tình duyên, chuyện buồn trong tình cảm hôn nhân, một số đối tượng đã giở chiêu trò bán đồ vật tâm linh như bùa ngải có khả năng làm phép để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Khi Công an vào cuộc, bắt giữ các đối tượng thì cũng là lúc bộ mặt thật của những cô, cậu nhà thánh tự xưng bị lật tẩy.

Công an huyện Gia Lâm phối hợp với Công an tỉnh Thanh Hoá vừa bắt giữ ổ nhóm gồm 11 đối tượng do Lê Tất Đạt cầm đầu chuyên lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng theo hình thức bán các bùa, ngải hoặc các đồ vật tâm linh. Khám xét tại chỗ, lực lượng chức năng đã thu giữ 18 bộ máy tính để bàn, 20 điện thoại di động, một laptop là công cụ, phương tiện mà các đối tượng sử dụng để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng của hàng nghìn nạn nhân trên địa bàn cả nước.

Từ khoảng cuối tháng 9/2023, sau khi học được món nghề lừa đảo trên không gian mạng từ một số đối tượng trở về từ Campuchia, Lê Tất Đạt đã mua 20 bộ máy tính cũ, 20 điện thoại thông minh mang về Hà nội và Thanh Hoá để chuẩn bị cho hành vi phạm tội. Đối tượng này thuê hai địa điểm tại một căn chung cư ở phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hoá và số nhà 29, ngõ 6- tổ dân phố An lạc, thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội làm đại bản doanh.

Để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Lê Tất Đạt đã tuyển dụng gần 20 đối tượng là sinh viên, học sinh có kiến thức tin học, kỹ năng giao tiếp, giao cho mỗi người một bộ máy tính để bàn, một điện thoại di động có cài sẵn một số nội dung, dữ liệu trên tài khoản Facebook, Zalo. 

Các đối tượng phân ra thành hai nhóm tại Hà nội và Thanh Hoá để tổ chức hoạt dộng lừa đảo trên không gian mạng. Theo đó các đối tượng đã lập ra các trang fanpage se duyên , se duyên 2, xem tình duyên miễn phí trên mạng xã hội Facebook và chạy quảng cáo thu hút người tương tác với các trang này. Khi có khách nhắn tin qua fanpage hỏi, thì các đối tượng đã tự xưng là thầy, cô, cậu và yêu cầu các nạn nhân kết bạn Zalo để được tư vấn. Bằng thủ đoạn này, các đối tượng đã bán cho các nạn nhân nhiều đồ vật mang tính tâm linh như bùa ngải, với mục đích để giải hạn, hoặc vật phẩm mang lại may mắn như đồng tiền xu, vòng gỗ Hoàng Đàn, vòng tì hưu, nhẫn…với giá dao động từ hai trăm ngàn đồng đến hai triệu đồng, tuỳ theo điều kiện của khách hàng. Thực tế các mặt hàng này có giá trị thấp, các đối tượng chỉ mua với giá từ một nghìn đồng đến mười nghìn đồng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 17/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an huyện Mê Linh, Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trịnh Văn Phong (sinh năm 1984; trú tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh) về tội “Trộm cắp tài sản”.

Tổ công tác Y9/141 - Công an thành phố Hà Nội làm nhiệm vụ tại tuyến đường Trần Hưng Đạo - khu vực trước cửa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thì phát hiện hai nam thanh niên đi trên xe máy không đội mũ bảo hiểm có nhiều dấu hiệu nghi vấn.

Theo nhận định của cơ quan chức năng, vào dip cuối năm, tội phạm trộm cắp, cướp giật tài sản có chiều hướng gia tăng. Các đối tượng thường lợi dụng sự sơ hở, chủ quan của người dân để lấy đi tài sản có giá trị; điều này đòi hỏi mỗi người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, phòng ngừa tội phạm.

Xe máy đi vào cao tốc là hành vi vô cùng nguy hiểm và vi phạm luật giao thông, tuy nhiên một số cá nhân vẫn cố tình vi phạm.

Sau khi đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xử phạt hội nhóm đi xe đạp lưu thông trên tuyến đường Võ Nguyên Giáp đi sân bay Nội Bài, từ đầu tháng 11 trở lại đây, vi phạm đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, lực lượng CSGT vẫn ghi nhận nhiều trường hợp vi phạm.

Dù lực lượng chức năng thường xuyên tuyên truyền và ra quân xử lý nhưng đến nay, nhiều trường hợp xe máy vẫn ngang nhiên đi vào cao tốc Đại lộ Thăng Long - tuyến đường cấm xe máy lưu thông.