VEC tăng phí 4 tuyến cao tốc, liệu có hợp lý?

Tổng công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) dự kiến sẽ tăng phí 4 tuyến cao tốc do doanh nghiệp này đầu tư, khai thác từ tháng 2 tới.

Lý do được đưa ra là từ năm 2024, chi phí trả nợ vay làm đường của VEC sẽ liên tục tăng, trong khi các cao tốc đã đến hạn trùng tu, đại tu.

Theo VEC, nếu giữ nguyên mức phí, sẽ ảnh hưởng phương án tài chính của dự án.

Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, nền kinh tế nói chung và ngành vận tải nói riêng đang gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, dịp cận Tết Nguyên đán, nhu cầu giao thương đang diễn ra là rất lớn.., liệu việc tăng phí có hợp lý?

Thực tế, trên các tuyến cao tốc do VEC xây dựng, quản lý, chất lượng đường và dịch vụ đang có nhiều bất cập, chưa thật sự tương xứng với mức phí người dân bỏ ra khi sử dụng. Như tuyến Nội Bài - Lào Cai, sau nhiều năm đưa vào khai thác, tại không ít đoạn, mặt đường đã lún nứt, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông. Như vậy, việc người dân phải trả 1.200đ/km đường cho tuyến cao tốc này liệu có tương xứng?

PGS.TS Doãn Minh Tâm - chuyên gia giao thông chia sẻ: "Theo tôi, các tuyến cao tốc không đảm bảo tiêu chuẩn đường cao tốc thì không nằm trong diện được xem xét điều chỉnh mức thu phí. Hai là nên điều chỉnh mức thu phí những tuyến này như quốc lộ thông thường vì tốc độ không đảm bảo, an toàn giao thông không đảm bảo. Vấn đề an toàn cho người dân phải đặt lên trên hết, chứ còn mang tiếng là cao tốc nhưng chất lượng không đảm bảo như cao tốc thì không thể tính phí như cao tốc".

Việc tăng phí BOT cần phải tính toán về tỉ lệ và mức thu sao cho hợp lý. Đặc biệt là căn cứ dựa trên thực tế khai thác của từng dự án, chứ không thể theo mức chung rồi tăng cùng thời điểm.

PGS.TS Doãn Minh Tâm chia sẻ thêm: "Lưu ý việc tăng phí như vậy sẽ là "con dao hai lưỡi"… Rõ ràng, việc tăng phí sẽ tăng thêm nguồn thu cho đơn vị thu phí làm dịch vụ. Nhưng người tham gia giao thông cũng có quyền lựa chọn. Nếu tăng phí ở mức độ mà người tham gia giao thông tính toán, họ có thể lựa chọn đường khác, không sử dụng cao tốc nữa. Điều này cần phải lưu ý".

Cũng theo các chuyên giao thông, phí đường bộ không chỉ tác động đến người trực tiếp tham gia giao thông, mà còn ảnh hưởng đến giá cước vận tải. Nếu mức phí cao sẽ khiến giá cước tăng cao, tạo gánh nặng chi phí cho người dân, doanh nghiệp, làm giảm sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Giao thông Vận tải vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị đẩy nhanh tiến độ 8 dự án trạm dừng nghỉ trên tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Chiều nay 23/12, áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Tây Bắc quần đảo Trường Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 10, có tên quốc tế là Pabuk.

Ngày 23/12, Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh cho biết, Đồn Biên phòng Cô Tô (Bộ đội Biên phòng tỉnh) vừa cứu thành công 13 ngư dân trên một tàu cá bị chìm, đưa về bờ an toàn.

Những ngày này, không khí Giáng sinh tràn ngập khắp nơi tại TP.HCM; các nhà thờ và xóm đạo được trang hoàng rực rỡ, ấn tượng, thể hiện niềm hân hoan của đồng bào Công giáo đón mừng Thiên chúa giáng sinh.

Sáng 23/12, Báo Công Thương tổ chức diễn đàn “Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển”.

Nền tảng du lịch trực tuyến Agoda cho biết, Việt Nam đang trở thành địa điểm đón giao thừa Tết Dương lịch 2025 được nhiều du khách quốc tế yêu thích. Lượng tìm kiếm chỗ ở tại Việt Nam của khách quốc tế vào thời điểm này đã tăng 30% cho với năm trước.