Xiếc Việt Nam trên hành trình chinh phục lại khán giả
Sức hút một thời của xiếc Việt
Xiếc không chỉ là món ăn tinh thần để thư giãn, giải trí của người Việt mà còn là bộ môn nghệ thuật mang ngôn ngữ quốc tế, đưa Việt Nam và thế giới xích lại gần nhau hơn.
Những năm 1960, 1970, xiếc Việt Nam phát triển mạnh cả về số lượng và chất lượng, với những điểm sáng mang đậm dấu ấn cá nhân như NSND Vũ Ngoạn Hợp với tiết mục “Thăng bằng trên con lăn”, NSND Nguyễn Thị Tâm Chính với tiết mục “Cô hàng giải khát”.
Trong tiết mục “Cô hàng giải khát”, nghệ sĩ khéo léo đứng trên những chồng cốc chênh vênh, đặt trên con lăn khối trụ. Đây là tiết mục tạo nên tên tuổi, mang về nhiều giải thưởng, huân chương cho NSND Tâm Chính – người đã gắn bó cả cuộc đời với nghệ thuật xiếc cho đến tận hôm nay, khi đã ở độ tuổi gần 80.
Đó là khi xiếc Việt phát triển và thăng hoa nhất, chỉ cần gọi loa là người xem đến rất đông. Nhưng đã có lúc xiếc bị quên lãng.
Trước việc thay đổi để tồn tại hay là tự tan rã, ngành xiếc Việt Nam đã có sự hồi sinh mạnh mẽ sau một thời kỳ “ngủ đông” với những tiết mục xiếc đa dạng hơn, số buổi biểu diễn trong nước và quốc tế ngày một nhiều.
Gian nan nghề xiếc
Nghệ sĩ xiếc thường bắt đầu tập luyện từ khoảng 10 tuổi trong các trường chính quy và phải học tập, rèn luyện liên tục trong nhiều năm. Sau đó ra trường, tập luyện thời gian dài mới được đứng riêng một tiết mục và thường giữ nguyên tiết mục đó cho đến khi kết thúc sự nghiệp biểu diễn.
Vất vả tập luyện, học hành thời gian dài như thế, tuổi nghề của một nghệ sĩ xiếc lại vô cùng ngắn. Tần suất tai nạn lao động các nghệ sĩ xiếc gặp phải lên tới gần 40%, gấp 20 lần so với mức độ tai nạn lao động trong ngành công nghiệp sản xuất thông thường. Nhưng nhiều người nghệ sĩ xiếc vẫn quyết tâm bám nghề.
Phục vụ khán giả hơn 40 năm qua, từ khi còn là diễn viên biểu diễn cho đến khi trở thành Phó giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam, NSND Trần Mạnh Cường hiểu rõ những khó khăn, bất cập tuổi nghỉ hưu của cái nghề “nước mắt đi trước, nụ cười đi sau”. Ngoài 40 tuổi, khi không còn sức khỏe để xuất hiện dưới ánh đèn sân khấu, nhiều người sẽ chuyển tiết mục, hoặc làm huấn luyện viên, nhân viên hậu trường.
Còn những diễn viên xiếc trẻ, có sức khỏe, nhưng lại không có đủ kinh tế để trang trải cuộc sống.
Để có những giây phút thăng hoa trên sân khấu, người nghệ sĩ xiếc đã phải đánh đổi rất nhiều, từ thời gian, tiền bạc cho đến sức khỏe. Nhưng để có thể đảm bảo được chất lượng cuộc sống cho nghệ sĩ, những hàng ghế khán giả cần phải được lấp đầy.
Xiếc Việt và nỗ lực chuyển mình tiếp cận khán giả
Xiếc Việt Nam không ngừng đổi mới, sáng tạo trong từng tiết mục. Kỹ thuật, kỹ xảo biểu diễn được cải tiến với sự hỗ trợ của công nghệ tiên tiến đã đưa xiếc Việt hội nhập vào dòng chảy xiếc thế giới, nhưng vẫn luôn giữ được những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc.
Những khán giả yêu mến nghệ thuật xiếc chắn chắn không còn lạ lẫm với hai cái tên Quốc Cơ - Quốc Nghiệp. Hai anh em đã ghi tên mình trong nhiều giải thưởng danh giá trên thế giới như đạt 3 huy chương vàng, 3 huy chương bạc tại các kì Liên hoan xiếc quốc tế được tổ chức tại Ý, Nga, Trung Quốc, Cuba và các nước khác; 2 giải đặc biệt tại Festival Xiếc Monte Carlo, Monaco… và phá vỡ nhiều kỉ lục Guines. Đây là trái ngọt dành cho kì tích “sức mạnh đôi tay” mà Cơ và Nghiệp đã khổ luyện hơn một thập kỉ.
Gần đây, cái tên Việt Nam lại được xướng tên trên đấu trường quốc tế. Khi tham dự Liên hoan quốc tế Công chúa xiếc tại Saratov, Liên bang Nga, tiết mục “Đu son” của Việt Nam do hai nữ nghệ sĩ Chu Hồng Thúy và Phạm Thị Hướng thể hiện đã xuất sắc giành Giải Vàng chung cuộc.
Không ngừng sáng tạo, mang đến hứng khởi cho khán giả khi thưởng thức tác phẩm, chịu khó tiếp thị sản phẩm tới khách hàng qua nhiều kênh khác nhau, đây chính là “chìa khóa” để Liên đoàn Xiếc Việt Nam chinh phục công chúng hiện đại trong nước và quốc tế.
Trong năm nay, Liên đoàn Xiếc Việt Nam đã công bố hơn 20 chương trình xiếc có chủ đề khác nhau.
Khán giả với xiếc Việt
Năm 2023, Liên đoàn Xiếc Việt Nam đã đại thắng khi vượt mức 150% số buổi biểu diễn, đạt 200% về doanh thu. Tiếp nối đà bứt tốc này, tại Hội nghị khách hàng năm 2024 vừa diễn ra, Liên đoàn đã trình làng hơn 20 chương trình xiếc đặc sắc sẽ diễn ra từ nay đến hết năm, với giá 150.000 đồng/ vé, miễn phí vé cho bé cao dưới 80cm.
Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, trong đó có điều khoản quy định: “Việc bảo vệ và phát triển văn hóa Thủ đô phải xứng tầm với truyền thống nghìn năm Thăng Long - Hà Nội; xây dựng Hà Nội là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hóa của cả nước; xây dựng văn hóa người Hà Nội hào hoa, thanh lịch, nghĩa tình, văn minh, tiêu biểu cho văn hóa, lương tri và phẩm giá con người Việt Nam”. Việc đặt văn hóa vào vị trí xứng đáng trong công cuộc xây dựng và phát triển, Luật Thủ đô 2024 đã tạo hành lang pháp lý, để Hà Nội "cất cánh", trở thành “ngọn hải đăng” của cả nước trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa.
Từ ngày 31/12/2024 đến hết 1/1/2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề “Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025”, giới thiệu những nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán đầu xuân đặc trưng của các dân tộc.
Trong nhịp sống hối hả của đô thị hiện đại, những lễ hội và hoạt động giải trí đã trở thành điểm nhấn không thể thiếu, tạo nên những bản sắc và nguồn năng lượng mới mẻ cho thành phố màu sắc này.
UBND huyện Vĩnh Bảo (thành phố Hải Phòng) vừa trang trọng tổ chức Lễ hội đền Trạng Trình, kỷ niệm 439 năm ngày mất Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm.
UBND huyện Mê Linh quyết định kéo dài thời gian tổ chức festival hoa đến hết Tết Dương lịch (1/1/2025), nhằm đáp ứng nhu cầu thưởng ngoạn của du khách.
Tối qua (29/12), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra mắt chương trình biểu diễn nghệ thuật thực cảnh “Việt Nam – Huyền sử diễn ca: Thăng Long - Tứ trấn" tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội.
0