Xuất khẩu gạo và bài toán đảm bảo an ninh lương thực
Các nước siết chặt an ninh lương thực
Động thái của các nước diễn ra trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu gián đoạn và sức ép lạm phát làm lung lay nhiều nền kinh tế. Các nước vì thế phải áp dụng biện pháp chủ động để đảm bảo an ninh lương thực và bảo vệ thị trường trong nước khỏi biến động giá.
Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới mới đây đã ra lệnh cấm xuất khẩu gạo để giải quyết vấn đề chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này tăng tốc, chủ yếu do giá lương thực cao. Việc hạn chế bán gạo ra quốc tế chủ yếu để hạ nhiệt giá trong nước và kiềm chế lạm phát. Bên cạnh đó Mưa lũ và hạn hán do El Nino đang đe dọa mùa màng ở Ấn Độ.
Ấn Độ cũng chỉ cấm xuất khẩu loại gạo thường chứ không phải gạo basmati. Tuy nhiên, loại gạo thường cũng chiếm gần nửa lượng gạo xuất khẩu của nước này.
UAE thì phải nhập khẩu tới 90% lương thực hàng năm. Họ mua gạo chủ yếu từ Ấn Độ, Pakistan, Việt Nam và Thái Lan. Theo Bộ Kinh tế UAE, lệnh cấm tạm thời này nhằm đảm bảo nguồn cung trong nước, sau khi Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo.
Sau UAE, đến Nga cấm xuất khẩu. Chính phủ Nga thì cho biết mục đích của họ là bình ổn thị trường trong nước. Nga không phải là nước xuất khẩu lớn trên thế giới. Tuy nhiên, họ có trồng lúa và là nước cung cấp chính gạo Japonica cho các nước lân cận, như Azerbaijan và Georgia. Họ cũng bán gạo sang Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và Jordan.
Đây cũng không phải là lần đầu tiên họ cấm xuất khẩu lương thực. Trên thực tế, tháng 7/2022, Bộ Nông nghiệp Nga quyết định cấm xuất khẩu gạo, ngũ cốc và các axit amin dùng trong thức ăn chăn nuôi cho đến cuối năm. Sau đó, lệnh được gia hạn đến hết tháng 6/2023 và hiện tại là đến hết năm nay.
Ngay lập tức, lệnh cấm xuất khẩu gạo từ các nước đã tác động đến nước Mỹ khiến nhiều người tiêu dùng Mỹ phải đi trữ hàng vì lo ngại thiếu hụt hàng, dù nước Mỹ chỉ nhập khẩu gạo không quá nhiều.
Ông William Ridley, giảng viên kinh tế Đại học California (Mỹ) cho biết: “Mọi người nhìn thấy sự thiếu hụt nguồn cung gạo nên họ cảm thấy lo sợ giá cả sẽ tăng vọt nên quyết định mua gom hàng tích trữ trong ngắn hạn. Tuy nhiên, thị trường sẽ sớm trở lại mức cân bằng vì cung cầu gạo tại mỹ không có nhiều biến động".
Thị trường trong nước bị ảnh hưởng khiến giá cả tăng mạnh
“Nghe thông tin gạo lúa sẽ tăng giá, sợ sau này lúa gạo khan hiếm, tăng giá. Vì vậy giữ lại lượng lúa đủ để ăn tới Tết”. Nhiều nông dân lo xa, sợ gạo lên giá phải giữ lại lúa để phòng khi khan hiếm.
Theo thông tin từ ngành công thương, giá lúa gạo thị trường trong nước ngày 1.8 tại tiếp tục tăng mạnh. Trong khi đó giá lúa gạo tại ĐBSCL biến động trái chiều. Tại kho An Giang, giá lúa IR 504 và OM 5451 giảm 100 đồng/kg xuống còn 6.600 – 6.800 đồng/kg. Với lúa nếp, nếp Long An (tươi) ở mức 6.300 - 6.600 đồng/kg; nếp An Giang (tươi) 6.000 - 6.300 đồng/kg.
Giá gạo nguyên liệu, thành phẩm tiếp tục xu hướng tăng. Theo đó, gạo nguyên liệu IR 504 ở mức 11.150 - 11.250 đồng/kg, tăng 400 đồng/kg. Gạo thành phẩm ở mức 12.800 – 13.000 đồng/kg, tăng 400 – 500 đồng/kg.
Trên thị trường xuất khẩu gạo, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng 5 USD/tấn. Cụ thể, gạo 5% tấm giao dịch ở mức 563 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn; gạo 25% tấm ở mức 543 USD/tấn, tăng 5 USD/tấn.
Tăng cường xuất khẩu không quên an ninh lương thực
Theo Cục Trồng trọt - Bộ NN-PTNT, tổng lượng lúa quy gạo được sản xuất ra của Việt Nam trong cả năm 2023 ước đạt trên 26,3 triệu tấn. Như vậy, sau khi trừ đi phần phục vụ nhu cầu tiêu thụ của người dân, chăn nuôi và làm giống, thì tổng lượng gạo có khả năng phục vụ cho nhu cầu chế biến xuất khẩu trong năm 2023 ước đạt hơn 9 triệu tấn.
Ngày 31.7 Bộ Công Thương có công văn số 5024/BCT-XNK gởi Hiệp hội Lương thực Việt Nam, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo về việc thực hiện trách nhiệm quy định về xuất khẩu gạo. Cụ thể, doanh nghiệp, tổng công ty phải thực hiện nghiêm quy định của Chính phủ về xuất khẩu gạo, đảm bảo cân đối giữa dự trữ, tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, góp phần bình ổn giá gạo trong nước; các doanh nghiệp và tổng công ty phải báo cáo tồn kho, hợp đồng và thực hiện hợp đồng xuất khẩu theo quy định xuất khẩu gạo tại Nghị định số 107/ 2018/NĐCP;
Chủ động theo dõi thị trường thương mại gạo toàn cầu, trao đổi với Hiệp hội lương thực Việt Nam, kịp thời báo cáo với Bộ Công Thương, Bộ NN-PTNT tình hình liên quan đến hoạt động xuất khẩu gạo thị trường trong nước và quốc tế.
Trước tình hình biến động giá cả gạo, ông Lê Quốc Điền, Phó giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đồng Tháp cho rằng: “Sự điều hành chặt chẽ của Bộ Công Thương về xuất khẩu gạo, cộng với việc ĐBSCL liên tục sản xuất lúa 3 vụ/năm, giá gạo có biến động nhưng không nhiều. Chắc chắn sẽ không có xảy ra việc thiếu nguồn cung lúa gạo trong nước cũng như giá tăng sốc. Ngay ở Đồng Tháp hiện nay, chúng tôi có gần 100.000ha lúa sắp thu hoạch trong vụ 3 năm nay. Nhiều tỉnh trong vùng cũng đều canh tác vụ 3. Vì vậy nguồn cung lúa gạo luôn dồi dào”.
Tổng hợp
Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8 - 10%, cao hơn chỉ tiêu Quốc hội giao (6,5 - 7%) và dự báo của các Tổ chức quốc tế như IMF (6,1%) hay ADB (6,6%). Các địa phương kinh tế đầu tàu được yêu cầu phấn đấu vượt mức bình quân chung của cả nước.
Tại hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai chương trình công tác năm 2025, ngành công thương TP.HCM đã công bố nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Các chỉ số kinh tế quan trọng đều đạt mức tăng trưởng ấn tượng.
UBND huyện Đông Anh vừa tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện các nhiệm vụ thuộc khối Kinh tế - Đầu tư - Đô thị - Đất đai năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025.
Xuất nhập khẩu là điểm sáng nổi bật và là một trong những động lực chính của tăng trưởng kinh tế năm 2024, với tổng kim ngạch cả năm đạt kỷ lục mới gần 800 tỷ USD.
UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch phát triển thương mại điện tử trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025, trong đó, đặt mục tiêu giữ vững xếp hạng từ thứ 2 trở lên so với cả nước về Chỉ số thương mại điện tử (EBI) hằng năm.
Ngân hàng Nhà nước cho biết, tính đến ngày 31/12/2024, tín dụng nền kinh tế tăng khoảng 15,08% so với cuối năm 2023, tổng doanh số cho vay đạt 23 triệu tỷ đồng và thu nợ khoảng 21 triệu tỷ đồng.
0