Xung quanh đề xuất hạ mức phạt vi phạm nồng độ cồn
800.000 đồng đến 1 triệu đồng thay vì 6-8 triệu đồng đối với người lái xe ô tô. 400 đồng đến 600.000 đồng thay vì 2-3 triệu đồng đối với người điều khiển xe mô tô. Đây là mức phạt hành chính mới được Bộ Công an đề xuất đối với hành vi vi phạm nồng độ cồn ở mức thấp nhất.
Anh Bùi Đức Thọ - lái xe khách cho biết: "Tôi nghĩ giảm như thế là hợp lý, vì người dân ngày đi làm mệt mỏi, tối về làm cốc rượu cốc bia thư giãn, sớm hôm sau đi làm vẫn có một chút nồng độ cồn. Nhỡ có bị phạt thì rất thiệt hại về kinh tế."
Đồng quan điểm với nhiều người dân, các chuyên gia giao thông cũng cho rằng đề xuất này của Bộ Công an là rất nhân văn. Thực tế, trong các mức vi phạm về nồng độ cồn, thì có những vi phạm là vô tình và cũng có những vi phạm là cố tình. Việc điều chỉnh mức phạt phù hợp với ý thức chấp hành pháp luật, sẽ tăng tính răn đe và nhận được sự đồng thuận của xã hội. Đây cũng là lần đầu tiên, mức phạt cho một hành vi vi phạm lại được đề xuất giảm nhẹ, thay vì tăng nặng như thường lệ.
TS Khương Kim Tạo – Nguyên phó Chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia cho biết: "Điều chỉnh mức phạt rượu bia ở mức thấp này thể hiện một nét văn hóa trong quá trình làm luật. Nếu văn hóa làm luật chuẩn mực và hợp với lòng dân thì khi đó việc thực thi sẽ thuận lợi hơn. Tôi nghĩ rằng đây là một bước tiến mới, bước ngoặt trong công tác quản lý trật tự ATGT"
Tuy nhiên, cũng có nhiều luồng ý kiến cho rằng, nếu hạ mức phạt cho vi phạm về nồng độ cồn liệu có dẫn đến tình trạng nhờn luật, hay làm mất đi ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Giá trị của khẩu hiệu “đã uống rượu bia thì không lái xe” mà chúng ta đã xây dựng trong suốt thời gian qua liệu có bị ảnh hưởng?
Đại tá Nguyễn Quang Nhật - Trưởng phòng hướng dẫn, tuyên truyền, điều tra giải quyết TNGT - Cục CSGT cho biết: "Đây vẫn chỉ là dự thảo, trên cơ sở Cục CSGT vẫn đang tiếp tục lấy ý kiến của các bộ ban ngành các cấp, rồi tổng hợp lấy ý kiến của người dân. Làm sao để cố gắng tiếp thu và đưa ra dự thảo trình Chính phủ ở mức phù hợp với thực tế nhất, để vừa đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, vừa đảm bảo sát và hợp với tình hình thực tiễn, tương xứng với hành vi vi phạm."
Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã kiên quyết xử lý mạnh tay không có vùng cấm không có ngoại lệ với các vi phạm về nồng độ cồn. Điều này cho thấy những chuyển biến về ý thức người dân. Tuy nhiên, ở các vùng sâu, vùng xa, tình trạng người dân điều khiển xe máy vẫn còn vi phạm nồng độ cồn.
Do vậy, nhiều ý kiến cho rằng, cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền đến người dân về việc tuân thủ nghiêm túc quy định nồng độ cồn bằng không, để người dân hiểu việc giảm hình thức phạt không có nghĩa là nương nhẹ cho các vi phạm liên quan đến nồng độ cồn.
Chiều 21/1, sau 5 ngày xét xử, nghị án, TAND Hà Nội đã tuyên án với 17 người trong vụ sai phạm đất công tại tỉnh Bình Thuận từ 10 năm trước, gây thiệt hại hơn 308 tỷ đồng.
Ông Lê Tiến Phương, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận, bị tòa tuyên án 6 năm tù đối với tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.
Thông tin từ Bộ Công an cho biết, từ tháng 1/2024 - 10/2024, cả nước xảy ra 30 vụ trộm cắp trên tàu bay đến/đi từ các cảng hàng không quốc tế của Việt Nam, trong đó có 33 đối tượng quốc tịch nước ngoài.
Hãng hàng không Vietnam Airlines và cơ quan chức năng đã lên tiếng cảnh báo khi phát hiện một số website, tổ chức, cá nhân tự xưng là đại lý của hãng.
UBND TP Hà Nội giao các sở, ngành, địa phương phân công đầu mối có thẩm quyền trực 24/24 giờ, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong 9 ngày nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Một người đàn ông ở quận Thanh Xuân (thành phố Hà Nội) vừa bị mất gần 500 triệu đồng khi cài đặt phần mềm dịch vụ công giả mạo.
0