Việt Nam có thể thu 5.000 tỉ đồng/năm từ tín chỉ carbon
Các chuyên gia cho rằng, việc tiếp cận nguồn tài chính xanh để hiện thực hóa thị trường carbon là cơ hội mà các bên cần nắm bắt, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo giá trị bền vững.
- Tín chỉ carbon là chứng nhận để giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải lượng khí nhà kính, cụ thể là khí CO2. Nó đại diện cho quyền phát thải một tấn CO2 hoặc một lượng khí nhà kính khác tương đương với một tấn CO2 vào bầu khí quyển.
- Việc buôn bán tín chỉ carbon được quản lý bởi chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế chịu trách nhiệm đặt ra giới hạn về lượng khí nhà kính (tính bằng một đơn vị CO2) có thể được thải ra. Do đó, các doanh nghiệp được phân bổ một lượng carbon cụ thể mà họ có thể thải ra hàng năm. Nếu vượt quá giới hạn này, họ cần mua tín chỉ carbon hoặc đền bù carbon. Nếu không vượt quá giới hạn, họ có thể bán tín chỉ carbon chưa sử dụng hoặc các doanh nghiệp cần chúng.
Tháng 10/2020, Việt Nam ký kết thỏa thuận chi trả giảm phát thải 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ với Ngân hàng Thế giới (WB). Theo đó, Việt Nam chuyển cho WB 10,3 triệu tấn, với giá 5 USD/tấn. Hiện, WB đã chuyển cho Việt Nam 80% tổng kinh phí, tương đương 41,2 triệu USD. Đây là thỏa thuận đầu tiên về giảm phát thải được triển khai thành công ở nước ta, mang về nguồn tài chính không nhỏ, đồng thời góp phần tạo dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động này.
Để tham gia vào thị trường tín chỉ carbon như một động lực phát triển, đổi mới công nghệ, phát thải thấp, hướng đến nền kinh tế trung hòa carbon và thực hiện cam kết mà Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khẳng định tại COP26 về mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Bên cạnh chuyển đổi sản xuất xanh, nhiều doanh nghiệp còn chủ động tham gia trồng rừng để tăng lượng carbon bù đắp cho doanh nghiệp.
Ông Bolat Duisenov - Chủ tịch Hội đồng quản trị Coteccons chia sẻ: "Với đặc thù các vật liệu xây dựng như xi măng, gạch xây,…gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Ở vai trò nhà thầu, chúng tôi không thể can thiệp vào việc chọn vật tư đó của khách hàng nhưng chúng tôi sẽ giúp khách hàng tính toán về lượng phát thải CO2, những rủi ro, tác động để phân bổ hợp lý. Song song với đó, chúng tôi cũng thực hiện các dự án trồng rừng, bảo vệ động vật như đã làm ở Quảng Bình".
Theo tính toán, mỗi năm rừng Việt Nam có thể hấp thụ gần 70 triệu tấn carbon và phát thải của lĩnh vực lâm nghiệp khoảng 30 triệu tấn carbon. Như vậy, mỗi năm còn thu ròng khoảng 40 triệu tấn tín chỉ carbon. Nếu bán với giá carbon tự nguyện là 5 USD/tấn, chúng ta có thể thu được khoảng 200 triệu USD/năm. Nguồn thu này sẽ được huy động bổ sung nguồn tài chính để tái đầu tư vào rừng; tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện sinh kế cho các chủ rừng, người dân nông thôn; bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường.
Sáng 22/12, tuyến Metro số 1 đã chính thức vận hành trong niềm hân hoan của chính quyền và người dân TP.HCM, đánh dấu cột mốc quan trọng trong quá trình hiện đại hóa hệ thống giao thông công cộng của thành phố.
Chịu ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ sẽ mưa lớn tuần tới, trong khi đó miền Bắc mây nhiều và tiếp tục lạnh.
Sáng 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác của Trung ương đã dự Lễ khánh thành dự án tái thiết khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai - nơi vào tháng 9/2024 xảy ra thảm hoạ lũ quét, sạt lở đất do bão số 3 gây ra, làm hàng chục người dân thiệt mạng, hàng chục ngôi nhà bị vùi lấp, cuốn trôi.
Sáng nay (22/12), tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh, Metro Bến Thành - Suối Tiên chính thức được đưa vào khai thác thương mại.
Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, cùng với đề xuất sửa đổi quy định về sân tập lái xe.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Công văn số 4291/UBND-ĐT về việc nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, đặc biệt xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông.
0