Việt Nam có thể thu 5.000 tỉ đồng/năm từ tín chỉ carbon

Là quốc gia có tỷ lệ che phủ rừng lớn trên thế giới, năm 2023, lần đầu tiên Việt Nam bán được hơn 10 triệu tín chỉ carbon rừng, thu về hơn 50 triệu USD. Trong số 60 quốc gia có khả năng bán "mặt hàng" này, Việt Nam đã lọt top 15 và dự kiến tiếp tục phát triển thị trường giàu tiềm năng.

Các chuyên gia cho rằng, việc tiếp cận nguồn tài chính xanh để hiện thực hóa thị trường carbon là cơ hội mà các bên cần nắm bắt, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và tạo giá trị bền vững.

- Tín chỉ carbon là chứng nhận để giao dịch thương mại và thể hiện quyền phát thải lượng khí nhà kính, cụ thể là khí CO2. Nó đại diện cho quyền phát thải một tấn CO2 hoặc một lượng khí nhà kính khác tương đương với một tấn CO2 vào bầu khí quyển. 

- Việc buôn bán tín chỉ carbon được quản lý bởi chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế chịu trách nhiệm đặt ra giới hạn về lượng khí nhà kính (tính bằng một đơn vị CO2) có thể được thải ra. Do đó, các doanh nghiệp được phân bổ một lượng carbon cụ thể mà họ có thể thải ra hàng năm. Nếu vượt quá giới hạn này, họ cần mua tín chỉ carbon hoặc đền bù carbon. Nếu không vượt quá giới hạn, họ có thể bán tín chỉ carbon chưa sử dụng hoặc các doanh nghiệp cần chúng.

Tháng 10/2020, Việt Nam ký kết thỏa thuận chi trả giảm phát thải 6 tỉnh vùng Bắc Trung Bộ với Ngân hàng Thế giới (WB). Theo đó, Việt Nam chuyển cho WB 10,3 triệu tấn, với giá 5 USD/tấn. Hiện, WB đã chuyển cho Việt Nam 80% tổng kinh phí, tương đương 41,2 triệu USD. Đây là thỏa thuận đầu tiên về giảm phát thải được triển khai thành công ở nước ta, mang về nguồn tài chính không nhỏ, đồng thời góp phần tạo dựng khuôn khổ pháp lý cho hoạt động này.

Để tham gia vào thị trường tín chỉ carbon như một động lực phát triển, đổi mới công nghệ, phát thải thấp, hướng đến nền kinh tế trung hòa carbon và thực hiện cam kết mà Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khẳng định tại COP26 về mục tiêu Net Zero vào năm 2050. Bên cạnh chuyển đổi sản xuất xanh, nhiều doanh nghiệp còn chủ động tham gia trồng rừng để tăng lượng carbon bù đắp cho doanh nghiệp.

 Nhiều doanh nghiệp còn chủ động tham gia trồng rừng để tăng lượng carbon bù đắp cho doanh nghiệp.

Ông Bolat Duisenov - Chủ tịch Hội đồng quản trị Coteccons chia sẻ: "Với đặc thù các vật liệu xây dựng như xi măng, gạch xây,…gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Ở vai trò nhà thầu, chúng tôi không thể can thiệp vào việc chọn vật tư đó của khách hàng nhưng chúng tôi sẽ giúp khách hàng tính toán về lượng phát thải CO2, những rủi ro, tác động để phân bổ hợp lý. Song song với đó, chúng tôi cũng thực hiện các dự án trồng rừng, bảo vệ động vật như đã làm ở Quảng Bình".

Theo tính toán, mỗi năm rừng Việt Nam có thể hấp thụ gần 70 triệu tấn carbon và phát thải của lĩnh vực lâm nghiệp khoảng 30 triệu tấn carbon. Như vậy, mỗi năm còn thu ròng khoảng 40 triệu tấn tín chỉ carbon. Nếu bán với giá carbon tự nguyện là 5 USD/tấn, chúng ta có thể thu được khoảng 200 triệu USD/năm. Nguồn thu này sẽ được huy động bổ sung nguồn tài chính để tái đầu tư vào rừng; tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện sinh kế cho các chủ rừng, người dân nông thôn; bảo vệ đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tối 18/5, tại phố đi bộ thị xã Sơn Tây, Hội Nông dân thành phố Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây tổ chức Tuần hàng quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu, chất lượng cao, thân thiện môi trường của Thủ đô Hà Nội và Hội Nông dân các tỉnh, thành phố. Dự lễ khai mạc có các Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến.

Tổng cục Thuế đã triển khai trong toàn ngành công tác thanh tra kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động thương mại điện tử chưa tuân thủ nghĩa vụ thuế theo quy định.

"Đăng ký hiến tặng mô, tạng cứu người - cho đi là còn mãi" là thông điệp mà Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã phát động và đăng ký hiến mô, tạng sáng nay (19/5) tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức do Bộ Y tế, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam tổ chức.

Thực hiện Hiệp định Vận tải đường bộ giữa Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc, hoạt động vận tải đường bộ giữa hai nước đã có nhiều thuận lợi, góp phần quan trọng vào tăng trưởng vượt bậc của kim ngạch thương mại giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Những ngày này, các em nhỏ ở thị trấn Trường Sa, tỉnh Khánh Hoà đang ngập tràn niềm vui, khi xã đảo mới có một khu công viên ngoài trời với đủ loại đồ chơi mà các em hằng mơ ước. Công trình này được xây dựng bởi cộng đồng người Việt trẻ đang sinh sống và học tập ở nước ngoài với mong muốn mang niềm vui, tuổi thơ đầy ý nghĩa đến cho các em nhỏ nơi đảo xa, thực hiện lời dạy của Bác Hồ về chăm sóc, giáo dục thiếu niên, nhi đồng.

Nhân dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhiều địa phương, đơn vị đã tổ chức các hoạt động kỷ niệm, chào mừng, thể hiện tình cảm sâu sắc đối với Bác. Đồng thời tuyên truyền và vận động toàn dân tiếp tục đẩy mạnh thực hiện việc học và làm theo Bác.