Vụ đấu giá đất tại Sóc Sơn: Có dấu hiệu thông đồng phá hoại
Ngày 3/12, ông Phạm Ngọc Tuấn, Ngô Văn Dương, Nguyễn Đức Thành, Nguyễn Thế Trung, Nguyễn Thế Quân bị Công an Hà Nội tạm giữ, điều tra về hành vi Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản.
Những người này khai, ban đầu xác định mức giá chỉ khoảng hơn 30 triệu đồng/m2 - có thể bán chênh được, nên đã bàn cách khống chế kết quả đấu giá qua 6 vòng bắt buộc.
Theo kế hoạch, nếu đến vòng 4 mà mức giá được các nhà đầu tư trả cao hơn 30 triệu đồng/m2 thì vào vòng 5 nhóm này sẽ "đưa ra một mức cao đột biến để thắng áp đảo". Khi đến vòng 6, cả nhóm thống nhất sẽ không tham gia nữa, với mục đích "không cho lô đất được trúng đấu giá thành công".
Tổng cộng 36/58 lô đất bị các nghi phạm này thông đồng, trả cao tới gần 100 triệu đồng/m2 rồi bỏ không đấu nữa. Cá biệt, Phạm Ngọc Tuấn trả tới mức 30 tỷ đồng/m2.
Trước đó, ngày 29/11, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Sóc Sơn tổ chức đấu giá 58 thửa đất tại thôn Đông Lai, xã Quang Tiến. Các lô đất diện tích 90-224 m2 với giá khởi điểm 2,4 triệu đồng một m2, tiền đặt trước tương ứng 223-550 triệu đồng một lô (20% tổng giá trị thửa đất tính theo giá khởi điểm).
Theo quy chế, cuộc đấu giá được tổ chức trực tiếp, phải trải qua tối thiểu 6 vòng bắt buộc. Khách hàng trả giá cao nhất tại vòng 6 sẽ là người trúng đấu giá.
Tại vòng thứ 6, sự cố xảy ra khi một nhóm khách hàng có dấu hiệu "phá" phiên đấu giá này, theo một lãnh đạo UBND huyện Sóc Sơn. Cụ thể, nhiều khách hàng tại các vòng trước đó đã trả giá các lô lên đến hơn 100 triệu đồng một m2, trong đó thậm chí có 2 lô được trả đến 30 tỷ đồng một m2. Đến vòng 6, họ lại trả giá 0 đồng, rồi xin dừng tham gia đấu giá.
Lãnh đạo huyện cho biết tình huống này khiến 30 trong tổng số 58 thửa đất không thể đấu giá thành công.
Cuối năm ngoái, Hà Nội từng ghi nhận một trường hợp "trả giá nhầm" lên đến 4,28 tỷ đồng cho một m2 đất đấu giá tại huyện Mê Linh - gấp 142 giá khởi điểm. Thế nhưng, ngay sau buổi đấu giá, người này đã trao đổi lại với đơn vị tổ chức về việc "ghi nhầm mức giá do lần đầu tham dự, tâm lý căng thẳng". Ông này cũng xin cơ quan chức năng cho nhận lại tiền cọc hơn 600 triệu đồng và được chấp thuận.
Hồi tháng 8, 9 năm nay, một số phiên đấu giá đất huyện ven Hà Nội thu hút hàng trăm khách hàng tham dự với hơn 1.000 hồ sơ đăng ký. Mức giá trúng cao nhất cũng liên tiếp thiết lập kỷ lục như ở Hoài Đức hơn 133 triệu đồng một m2, Thanh Oai hơn 100 triệu đồng một m2. Trong đó, phiên đấu giá đất tại Thanh Oai ghi nhận khoảng 80% khách hàng trúng đấu giá không nộp tiền.
Hàng triệu người dân đã đổ ra khắp các ngả đường của Thủ đô để ăn mừng chiến thắng của đội tuyển Việt Nam. Lực lượng Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát hình sự... thuộc Công an thành phố Hà Nội đã được huy động, đảm bảo an ninh trật tự trên các tuyến đường.
Ngày 6/1, Tòa án nhân dân Cấp cao tại TP. HCM mở phiên tòa phúc thẩm đối với 139 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, 11 trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TP.HCM và 3 trung tâm đăng kiểm tại Long An, Bến Tre, Sóc Trăng.
Liên quan đến vụ việc lái xe ô tô sử dụng ma túy, hất CSGT lên nắp capo khi bị yêu cầu dừng xe đo nồng độ cồn, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội vừa tuyên phạt bị cáo Nguyễn Việt Cường, 20 tuổi, trú huyện Thường Tín 13 năm tù do giết người với tính chất côn đồ và nạn nhân là người đang thi hành công vụ.
Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy phối hợp cùng Công an quận vừa tiến hành phiên xét xử công khai vụ án hàng trăm lái xe ôm công nghệ có hành vi "gây rối trật tự công cộng" diễn ra trên địa bàn vào đêm ngày 29/5/2024.
Ngày 6/1, đội tuyển bóng đá Việt Nam về nước sau khi kết thúc chuyến du đấu, trên tất cả tuyến đường, Công an Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường ứng trực, dẫn đoàn, bảo đảm an ninh trật tự cho lộ trình đón đoàn từ sân bay Nội Bài về Văn phòng Chính phủ.
Bắt đầu từ năm 2025, tất cả người dân đều bắt buộc phải phân loại rác từ nhà, bỏ rác đúng giờ, đúng nơi quy định. Tuy nhiên, quy định này hiện vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc.
0