Xanh hóa ngành xây dựng cho phát triển bền vững
15-20 triệu tấn phế thải công nghiệp được sử dụng để sản xuất vật liệu không nung mỗi năm. 1.000 ha đất nông nghiệp được tiết kiệm, hàng trăm ha diện tích đất chứa phế thải được giải quyết. Đây đều là những điểm tích cực khi phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng (VLXD) xanh.
Theo thống kê của Viện Vật liệu xây dựng, các công trình xây dựng sử dụng khoảng 40% nguồn năng lượng, chiếm 50% lượng phát thải, tạo ra 33% lượng khí thải carbon và 40% chất thải rắn xây dựng, tác động không nhỏ đối với môi trường, đòi hỏi cần phải có sự chuyển đổi.
Trước những nguy cơ, Chính phủ đã kịp thời hành động với việc ban hành Quyết định số 1266/QĐ-TTg Phê duyệt Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050. Bộ Xây dựng đưa ra chương trình phát triển vật liệu xây không nung mới, giai đoạn 2021-2030. Mới đây nhất, Bộ Xây dựng đã tổ chức Tuần lễ công trình xanh 2024, giới thiệu về các vật liệu mới, giúp nhiều người hiểu hơn về lĩnh vực đặc thù này.
Hiện nay, các doanh nghiệp đang dần loại bỏ công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng tiêu tốn nhiều tài nguyên, ô nhiễm môi trường, nhất là các vật liệu mà trong quá trình sản xuất có lượng phát thải tác động đến môi trường lớn như ximăng, sứ vệ sinh, kính xây dựng, gạch/đá ốp lát vôi công nghiệp.
Tuy nhiên, chi phí đầu tư, cải tạo dây chuyền, thiết bị hiện có cho phù hợp với việc sản xuất các loại vật liệu xây dựng xanh là khá lớn, khiến nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc cân đối chi phí tài chính để đầu tư. Trong khi đó, khuôn khổ pháp luật hiện hành chưa có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể cho các doanh nghiệp, nên chưa khuyến khích nhiều doanh nghiệp đẩy mạnh phát triển vật liệu xây dựng xanh.
UBND Thành phố vừa ban hành quyết định giao 19.727,5 m2 đất tại xã Hà Hồi cho UBND huyện Thường Tín thực hiện dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất ở.
Bảng giá đất điều chỉnh vừa được UBND Thành phố ban hành có hiệu lực từ 20/12/2024 đến hết năm 2025, trong đó, giá đất ở có mức cao nhất là hơn 695,3 triệu đồng/m² với các thửa mặt đường tại loạt phố của quận Hoàn Kiếm. Mức này gấp gần 3,7 lần bảng giá cũ.
Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Trọng Đông vừa ký ban hành Quyết định điều chỉnh, bổ sung kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Ba Đình.
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 71 về việc điều chỉnh bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố được áp dụng từ nay đến hết năm 2025.
Sau những vụ cháy gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thời gian qua, chính quyền nhiều địa phương đã yêu cầu người dân phá dỡ chuồng cọp, song sắt. Lối thoát nạn an toàn có vai trò như thế nào khi chẳng may xảy ra cháy nổ?
Trong phiên họp giải trình, Thường trực HĐND TP Hà Nội đề nghị UBND thành phố nghiên cứu các cơ chế, chính sách, quy định về đấu giá quyền sử dụng đất bãi bồi ven sông để làm bãi chứa trung chuyển vật liệu xây dựng.
0