Xây dựng sự thấu hiểu giữa giáo viên và phụ huynh

"Tôn trọng - Tin tưởng - Lắng nghe - Chia sẻ - Thấu hiểu" là những cầu nối gắn kết giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh trong giáo dục. Đây là nội dung của buổi tập huấn cho cụm các trường Tiểu học trên địa bàn Quận Ba Đình, nhằm bồi dưỡng các kỹ năng xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh hướng tới quả cao trong hoạt động giáo dục.

Sáng 4/3, ông Lê Đức Thuận - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình, Hà Nội cho biết, cụm trường tiểu học trên địa bàn quận vừa tổ chức buổi tập huấn kỹ năng xây dựng mối quan hệ: "Tôn trọng - Tin tưởng - Lắng nghe - Chia sẻ - Thấu hiểu" giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh.

TS Nguyễn Thị Hường - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Khoa học hành chính (Học viện Hành chính Quốc gia) đứng lớp giảng dạy.

Ông Thuận chia sẻ: "Việc xác định được vị trí, vai trò cũng như tăng cường bồi dưỡng các kĩ năng xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và cha mẹ học sinh giúp giáo viên đạt hiệu quả cao trong các hoạt động giáo dục trong nhà trường, từ đó góp phần tạo động lực cho giáo viên phấn đấu, hoàn thiện bản thân, đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, phát triển nghề nghiệp."

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Hường: “Cha mẹ chịu trách nhiệm nuôi nấng, dạy dỗ con. Thành công của con là thước đo cho sự thành công của cha mẹ. Niềm vui gắn với thành công của con, vậy nhưng khi con có những khuyết điểm, phụ huynh lại có xu hướng ít nhận trách nhiệm về bản thân mình và thường đổ lỗi cho thầy cô giáo. Nếu không tạo được sự tin tưởng, sẻ chia với phụ huynh, việc tương tác, trao đổi giữa gia đình - nhà trường sẽ ngày càng gặp khó khăn."

Các giáo viên trên địa bàn Quận tham gia buổi tập huấn.

Chính vì vậy, giảng viên đã đề nghị các cô giáo viết mong muốn của mình dưới tư cách là phụ huynh học sinh, đồng thời giáo viên cũng ghi mong muốn của mình đối với phụ huynh. Thông qua trò chơi đó, dễ dàng nhận thấy những yêu cầu của cha mẹ học sinh lại ngày càng cao, nhưng giáo viên lại chưa biết chia sẻ những suy nghĩ, mong muốn của bản thân khiến phụ huynh không hiểu, dẫn đến khó hợp tác với giáo viên.

Hiểu được những điều khiến phụ huynh không hài lòng, giáo viên sẽ biết cách tự điều chỉnh, hoàn thiện bản thân để đáp ứng được những mong muốn của phụ huynh học sinh. Trên cơ sở nhận ra những sai lầm thường mắc phải, giữa giáo viên và cha mẹ học sinh sẽ có sự đồng cảm, thấu hiểu lẫn nhau.

Đặc biệt, trong các buổi họp phụ huynh cần tạo môi trường hợp tác, giáo viên còn có thể định hướng, trao đổi những biện pháp giúp cha mẹ gần gũi, dễ dàng chia sẻ với con em mình, không chỉ về học tập mà còn ở rất nhiều hoạt động khác.

 

TS Nguyễn Thị Hường đã đưa ra rất nhiều gợi ý giúp các cô giáo trong việc xây dựng kịch bản, đổi mới cách thức tổ chức họp phụ huynh: “Chia sẻ để thấu hiểu”.

Thông qua buổi tập huấn, các cô giáo đã lĩnh hội thêm những kĩ năng, nâng cao cách ứng xử, giao tiếp với cha mẹ học sinh, từ đó có thể xây dựng mối quan hệ gần gũi, tạo sự tin tưởng của phụ huynh với thầy cô giáo và nhà trường. 

“Điều gì đến từ trái tim sẽ chạm tới trái tim. Chắc chắn mỗi cô giáo sẽ trở về lớp của mình với một tâm thế hoàn toàn khác, sẵn sàng trao đi yêu thương và sự chân thành, không chỉ dành cho học sinh mà còn cả phụ huynh học sinh. Từ đó, mối quan hệ giữa Gia đình - Nhà trường sẽ ngày càng khăng khít, gắn bó, thầy cô giáo và cha mẹ sẽ cùng nhau mang đến những điều tốt đẹp nhất cho các con học sinh với phương châm 1 + 1 > 2" - TS Nguyễn Thị Hường chia sẻ. 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 24/4, trên mạng xã hội xuất hiện các đoạn clip ghi lại cảnh một người phụ nữ mặc áo màu đen ngồi lên người trẻ rồi nhét thức ăn vào miệng trẻ. Ngay lập tức clip được chia sẻ với tốc độ chóng mặt, gây phẫn nộ cho nhiều người.

Chỉ còn hơn 1 tháng nữa, học sinh lớp 9 trên địa bàn Hà Nội sẽ bước vào kỳ thi vào lớp 10. Nhiều học sinh, phụ huynh không khỏi lo lắng và cảm thấy áp lực. Nhằm giúp các em học sinh lớp 9 hệ thống lại các kiến thức để chuẩn bi tốt nhất cho kỳ thi, một số trường THCS bố trí các tiết học bổ trợ miễn phí, không bị bó buộc về thời gian.

Cổng thông tin điện tử của Sở GD&ĐT Hà Nôi vừa ban hành hướng dẫn học sinh cài đặt ứng dụng ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Theo đó, bên cạnh việc ôn tập ba môn Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh được phát sóng cố định trên kênh H2 của Đài Hà Nội vào 20h các ngày thứ 6, thứ 7 và Chủ nhật hàng tuần (bắt đầu từ 19/4/2024 đến hết ngày 23/6/2024 ), tất cả dữ liệu các bài giảng và bài tập của ba môn ôn tập sẽ được cập nhật đầy đủ trên ứng dụng Hanoi On của Đài Hà Nội.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ một số điều của Quy định tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học. Trong đó, đề xuất trường tiểu học có tối đa 40 lớp.

Hôm nay (24/4), hệ thống quản lý thi của Bộ GDĐT tại địa chỉ https://thisinh.thithptquocgia.edu.vn sẽ mở. Học sinh lớp 12 của Hà Nội và cả nước sẽ được thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT từ ngày 24-28/4 trên hệ thống.

Ngày nay, việc sở hữu một tấm bằng IELTS trở nên quan trọng đối với nhiều người, cả về mục đích học tập hay công việc. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa thật sự của việc học IELTS.