Xem phim ngoài trời gợi nhớ ký ức chiếu bóng một thời
Trải nghiệm xem phim ngoài trời
Khác với rạp chiếu phim trong nhà, chiếu phim ngoài trời mang lại trải nghiệm độc đáo, mới lạ cho các khán giả. Trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế TP.HCM lần thứ nhất, hàng ngàn người dân TP.HCM tỏ ra thích thú khi được thưởng thức rạp chiếu phim ngoài trời tại công viên bờ sông Sài Gòn, TP.Thủ Đức.
Không gian thoáng đãng, lại được xem phim với màn hình cỡ lớn, âm thanh, hình ảnh sống động khiến mọi người rất thích thú bởi sự khác biệt so với trải nghiệm tại các rạp chiếu truyền thống, khi đến với không gian chiếu phim ngoài trời “Cine Park” tại công viên bờ sông Sài Gòn, phía Thủ Thiêm, TP Thủ Đức.
Chia sẻ về trải nghiệm xem phim ở không gian ngoài trời, chị Phạm Thị Thanh Hương (quận Bình Tân, TP.HCM) cho biết, không gian mát mẻ và khung cảnh của buổi chiếu đã gợi nhớ những kỷ niệm giống như ngày nhỏ chị đã từng đi xem những bộ phim chiếu ngoài trời.
Còn bé Nguyễn Hà Gia Hân (quận Bình Tân, TP.HCM) bày tỏ sự vui thích khi được đi xem chiếu phim ngoài trời, nhất là các bộ phim hoạt hình.
Hoạt động chiếu phim ngoài trời trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế TP.HCM năm 2024 được tổ chức tại công viên bờ sông Sài Gòn và phố đi bộ Nguyễn Huệ, với sự đầu tư về trang thiết bị, màn hình LED cỡ đại, mang đến trải nghiệm nghe - nhìn tốt nhất cho khán giả. Tại đây, khán giả được thưởng thức những bộ phim nổi tiếng của Việt Nam và thế giới với nhiều thể loại khác nhau.
Hoạt động chiếu phim ngoài trời không chỉ gợi lại ký ức một thời của điện ảnh nước nhà mà còn giúp khán giả, đặc biệt là khán giả trẻ có thêm những trải nghiệm mới mẻ, giúp điện ảnh đến gần hơn với người xem.
Mê phim một thời
Nếu là những người yêu thích phim truyền hình, đặc biệt là những bộ phim đời đầu của thập kỷ 80 trở về trước, chắc chắn sẽ cảm thấy quen thuộc với những âm thanh, hình ảnh, những thước phim đen trắng… Thời đó, để có thể xem được một bộ phim, mọi người phải chờ tới các khung giờ nhất định. Nhưng cũng ở thời đó, đã có những bộ phim trở thành kinh điển, khi cho nhiều người xem đi xem lại mãi không chán.
Và một trong những bộ phim thời đó để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong ký ước của nhiều người, đó chính là phim "Trên từng cây số". Đây là bộ phim truyền hình Bungari, kể về cuộc chiến của nhân dân Bungari trong Chiến tranh thế giới thứ Hai, công cuộc tái thiết và chống lại các lực lượng phá hoại. Là một trong những bộ phim nổi tiếng, có sức ảnh hưởng cực kì sâu rộng, mà mỗi lần nhắc "Trên từng cây số" lại gợi nhớ cho nhiều người những kỷ niệm về một thời xa xưa say mê với những thước phim đen trắng…
Thời đó, cuộc sống đầm ấm, thân thiện và đoàn kết, một phần nhờ những bộ phim kinh điển, mỗi người đều sống cùng phim, ước mơ cùng phim và được truyền cảm hứng về lý tưởng, lòng yêu nước từ phim.
Nhớ lại những cách đây 30 - 40 năm, ông Nguyễn Thế Vĩnh (Hà Nội) cho biết, thời đó, cả khu tập thể của ông chỉ có một chiếc TV công cộng đặt trong một chiếc chòi ở ngoài sân. Đến giờ chiếu phim, mọi người trong khu tập thể lại háo hức, xếp hàng sớm tìm chỗ ngồi để xem phim.
Với bà Nguyễn Thị Lan (Hà Nội), những tháng đó, cứ ăn cơm tối xong là bà bế cả con nhỏ theo để đi xem phim, vì không bỏ lỡ bất kể một tập phim nào. Những nhân vật như: Danailov trong phim Trên từng cây số, Tikhonov trong phim “Mười bày khoảnh khắc mùa xuân” vừa là hình tượng Anh hùng một thời, vừa là tấm gương của những nữ thanh niên như bà ngày đó. Bà Lan cho biết, thời đó, cả khu tập thể chỉ có một chiếc TV nhỏ, nhưng cứ đến mỗi tối, mọi người đều háo hức để chờ đón xem bộ phim mình yêu thích. Nội dung các bộ phim dài tập ngày đó được cả khu tập thể bàn tán xôn xao, thậm chí là tranh cãi trong các cuộc gặp gỡ, hẹn hò, trong bữa ăn gia đình.
Say mê với những bộ phim thời đó, với ông Nguyễn Quang Trung, một sĩ quan Công an hưu trí ở Hà Nội, nhân vật thanh tra Cattani trong phim truyền hình Italia "Bạch tuộc" đã trở thành hình tượng để ông phấn đấu khi còn là một chiến sĩ công an trẻ tuổi. Ông Trung cho biết, các tình tiết, biện pháp nghiệp vụ công tác của các nhân vật trong phim rất phù hợp với ông, qua bộ phim đã giúp ông nâng cao nghiệp vụ của mình trong lĩnh vực điều tra tội phạm.
Về miền ký ức mê phim một thời
Với mong muốn gửi tới quý khán giả một món quà ý nghĩa, cùng hoài niệm về miền ký ức đẹp như vậy, thời gian tới đây, Đài Hà Nội sẽ phát sóng một series những bộ phim truyền hình bất hủ, đã từng để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng khán giả. Và mở đầu cho series “Phim của một thời” là bộ phim với câu nói nổi tiếng, in đậm trong lòng khán giả thời ấy.
Và mở đầu cho series “Phim của một thời” là bộ phim với câu nói nổi tiếng, in đậm trong lòng khán giả thời ấy:
“Chúng tôi có mặt trên từng cây số,
Từ đây đến tận cùng thế giới!
Lá cờ đỏ sinh ra những anh hùng
Trước cái chết chẳng hề run sợ.
Chúng tôi có mặt trên từng cây số…”
Đó chính là lời bài hát mở đầu mỗi tập phim “Trên từng cây số”- bộ phim truyền hình Bungari, kể về cuộc chiến của nhân dân Bungari trong Chiến tranh thế giới thứ Hai, công cuộc tái thiết và chống lại các lực lượng phá hoại.
Đây một trong những bộ phim được phát nhiều nhất trên đài truyền hình những năm tháng đó. Khán giả Việt được xem “Trên từng cây số” nhiều lần vào thập niên 1970-1980 mà không hề chán. Dù đã xem đi xem lại nhưng những khán giả từ già đến trẻ đều háo hức đón nhận bộ phim, trông chờ thần tượng Deyanov xuất hiện bên cạnh người bạn chiến đấu thân tình có dáng vẻ tròn trĩnh, tính tình xởi lởi Bombov. Ở “Trên từng cây số” vui có, buồn có nhưng không hề bi lụy, mà lại thấm đẫm chất anh hùng cách mạng.
Cùng với bộ phim kinh điển “Trên từng cây số”, chương trình “Phim của một thời” sẽ đưa khán giả đến với thế giới điện ảnh đa dạng cả về nội dung và thể loại. Các tác phẩm điện ảnh cổ điển tiêu biểu cho từng giai đoạn lịch sử như những câu chuyện lãng mạn ngọt ngào trong “Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân”, “Khi đàn Sếu bay qua”, hay đơn thuần là cuộc chiến chống tội phạm cam go nhưng không kém phần lãng mạn của thanh tra Cattani trong “Bạch tuộc” và cả những bộ phim khoa học viễn tưởng như “Maika, cô bé từ trên trời rơi xuống” và “Chiếc nhẫn thần kỳ của công chúa Arabela”… sẽ lần lượt được Đài Hà Nội gửi tới quý vị khán giả.
Chương trình “Phim của một thời” không chỉ đem lại cho khán giả những giây phút giải trí thú vị, mà còn giúp chúng ta tìm hiểu về sức ảnh hưởng lớn lao mà những bộ phim này đã để lại trong lòng khán giả. Không những thế, qua các tác phẩm điện ảnh này, chúng ta còn có thể học hỏi về những giá trị nhân văn và cùng nhau chiêm nghiệm nhiều bài học về cuộc sống mà các nhà làm phim muốn truyền đạt.
Series “Phim của một thời” sẽ được phát sóng vào lúc 20h hàng ngày trên kênh 2 Đài Hà Nội” từ trung tuần tháng 4 này.
"Mật lệnh hoa sữa" - một bộ phim nằm trong khung giờ vàng của Đài Hà Nội đang nhận được sự quan tâm đặc biệt từ khán giả. Trong đó, những nhân vật phản diện bí ẩn và phức tạp trong phim đang ngày càng khiến công chúng tò mò. Đáng chú ý nhất phải kể đến nhân vật Mãn, do NSƯT Đức Khuê thủ vai.
"Hà Nội trong mắt em" đang ngày càng thu hút khán giả với những tình tiết hấp dẫn, những cảnh quay chân thực, giàu cảm xúc. Nhờ sự chỉn chu và kỹ lưỡng của ê-kíp sản xuất, bộ phim lên sóng từ giữa tháng 11/2024 đã nhận về vô số lời khen ngợi của khán giả.
Mỗi tập phim thu hút hàng triệu người xem, "Mật lệnh hoa sữa" đang là bộ phim hình sự nhận được sự quan tâm đặc biệt từ khán giả.
Những ngày qua, nhà sản xuất phim “Công tử Bạc Liêu” đã tổ chức Triển lãm mỹ thuật "Once Upon A Time In Indochine", trưng bày hàng loạt phục trang, đạo cụ tinh xảo từng xuất hiện trong bộ phim.
Bộ phim "Mưa đỏ" - dự án điện ảnh được mong đợi nhất của Điện ảnh Quân đội Nhân dân, đang trong quá trình quay hình sôi động tại Quảng Trị. Với quy mô hoành tráng và sự đầu tư công phu, "Mưa đỏ" hứa hẹn sẽ tái hiện chân thực và xúc động 81 ngày đêm lịch sử hào hùng của quân và dân ta trong cuộc chiến bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972.
Bộ phim “Hà Nội trong mắt em” của Đài Hà Nội ngày càng thu hút công chúng với các tình tiết hấp dẫn, đặc biệt là sự xuất hiện của nhiều diễn viên được công chúng yêu thích. Bên cạnh đó, màn tái hợp của cặp đôi màn ảnh B Trần và Quỳnh Kool cũng nhận được nhiều sự chú ý từ khán giả.
0