Xét xử cha con ông Trần Quí Thanh chiếm đoạt hơn 1000 tỷ

Sáng nay 23/4, TAND TP.HCM mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Trần Quí Thanh và hai con gái Trần Uyên Phương và Trần Ngọc Bích về tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản". Tại tòa hôm nay có khoảng 20 luật sư tham gia, trong đó có 4 luật sư bào chữa cho 3 cha con nhà Trần Quí Thanh.

 

Ba cha con ông Thanh bị cáo buộc đã gây ra 4 vụ lừa đảo, tổng tài sản chiếm đoạt của các bị hại là hơn 1048 tỷ đồng. Theo cáo trạng, từ năm 2019 - 2020, các bị cáo thông qua môi giới đã cho 4 cá nhân là các ông, bà: Lâm Sơn Hoàng, Nguyễn Huy Đông, Nguyễn Văn Chung và Đặng Thị Kim Oanh vay tiền với lãi suất 3% mỗi tháng. Các bị cáo yêu cầu con nợ phải có tài sản đảm bảo và thực hiện việc ký hợp đồng chuyển nhượng tài sản đảm bảo đó với lý do để che giấu bản chất của hoạt động cho vay. Các hợp đồng này được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật nhưng có giá trị thấp hơn nhiều lần so với giá trị thực tế của tài sản. Khi chủ tài sản trả hết nợ theo thỏa thuận, ông Thanh vẫn không cho họ lấy lại tài sản.

Ông Trần Quí Thanh tại tòa. Ảnh: Văn Thuận

Cụ thể, năm 2018, Trần Quí Thanh và Trần Uyên Phương cho ông Lâm Sơn Hoàng vay 115 tỉ với lãi suất 3% mỗi tháng thông qua môi giới, lãi phạt chậm trả 4,5%. Bằng việc ký hợp đồng giả cách chuyển nhượng 4 thửa đất tại xã Hiệp Bình Chánh và thành phố Thủ Đức có công chứng từ ông Lâm Sơn Hoàng và vợ chồng anh Nguyễn Hữu Nghĩa (cháu ông Hoàng) sang tên cho Trần Uyên Phương. Đến khi ông Lâm Sơn Hoàng chuẩn bị đủ tiền để trả thì phía Trần Quí Thanh lấy lý do ông Lâm Sơn Hoàng chậm trả, không cho chuộc lại tài sản. Cơ quan tố tụng xác định giá trị chiếm đoạt là hơn 80 tỉ đồng.

Bằng hình thức tương tự, hai cha con bị cáo Trần Quí Thanh và Trần Uyên Phương cho ông Nguyễn Huy Đông vay 80 tỉ đồng với lãi suất 3% mỗi tháng, lãi phạt chậm trả 4,5%, bằng việc ký hợp đồng giả cách chuyển nhượng có công chứng từ ông Nguyễn Huy Đông cho Trần Uyên Phương 2 thửa đất tại địa chỉ 643 và 643A Kinh Dương Vương (phường An Lạc, quận Bình Tân). Đến khi ông Nguyễn Huy Đông chuẩn bị đủ 80 tỉ để nhận lại 2 thửa đất thì các bị cáo yêu cầu phải trả thêm 15 tỉ, không cho chuộc lại tài sản. Giá trị chiếm đoạt là hơn 38 tỉ đồng.

Cũng thông qua môi giới, vào tháng 8/2018, hai cha con bị cáo Trần Quí Thanh và Trần Uyên Phương cho ông Nguyễn Văn Chung vay 35 tỉ đồng với lãi suất 3%/tháng bằng việc ký hợp đồng giả cách chuyển nhượng có công chứng từ ông bà Lâm Hoàng cho Trần Uyên Phương 29 thửa đất tại phường An Lạc, quận Bình Tân. Đến khi ông Nguyễn Văn Chung chuẩn bị đủ 35 tỉ để nhận lại 29 thửa đất thì các bị cáo yêu cầu phải trả thêm 14 tỉ, không cho chuộc lại tài sản. Giá trị chiếm đoạt là hơn 48 tỉ đồng.

Phiên tòa xét xử cha con ông Trần Quí Thanh vào sáng 23/4. Ảnh: Văn Thuận

Năm 2019, ba cha con bị cáo Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích cho bà Đặng Thị Kim Oanh là Chủ tịch HĐQT Công ty Kim Oanh vay 500 tỉ đồng với lãi suất 3%/tháng, lãi phạt chậm trả 4,5% bằng việc ký hợp đồng giả cách chuyển nhượng cổ phần Công ty Minh Thành, thỏa thuận hứa chuyển nhượng dự án Nhơn Thành cho hai bị cáo Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích và phía Công ty TCS (Công ty thuộc Tập đoàn Tân Hiệp Phát). Đến khi phía bà Đặng Thị Kim Oanh chuẩn bị đủ số tiền 500 tỉ thì phía bị cáo Trần Quí Thanh lại ra các lý do vi phạm các điều khoản trong hợp đồng nên mất quyền mua lại, không cho chuộc lại tài sản. Giá trị chiếm đoạt dự án Minh Thành là hơn 427 tỉ đồng, dự án Nhơn Thành hơn 453 tỉ đồng.

Như vậy, tổng giá trị các bị cáo Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích đã chiếm đoạt đối với các tài sản của các bị hại là hơn 1.048 tỉ đồng. Trong đó, ông Thanh chiếm đoạt tài sản của 4 bị hại gồm: hai dự án Minh Thành, Nhơn Thành của đại gia Đặng Thị Kim Oanh, 29 thửa đất được tách từ thửa đất số 452 của ông Nguyễn Văn Chung, 4 thửa đất của ông Lâm Sơn Hoàng và 2 thửa đất của ông Nguyễn Huy Đông.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 17/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an huyện Mê Linh, Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Trịnh Văn Phong (sinh năm 1984; trú tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh) về tội “Trộm cắp tài sản”.

Tổ công tác Y9/141 - Công an thành phố Hà Nội làm nhiệm vụ tại tuyến đường Trần Hưng Đạo - khu vực trước cửa Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 thì phát hiện hai nam thanh niên đi trên xe máy không đội mũ bảo hiểm có nhiều dấu hiệu nghi vấn.

Theo nhận định của cơ quan chức năng, vào dip cuối năm, tội phạm trộm cắp, cướp giật tài sản có chiều hướng gia tăng. Các đối tượng thường lợi dụng sự sơ hở, chủ quan của người dân để lấy đi tài sản có giá trị; điều này đòi hỏi mỗi người dân cần nêu cao tinh thần cảnh giác, phòng ngừa tội phạm.

Xe máy đi vào cao tốc là hành vi vô cùng nguy hiểm và vi phạm luật giao thông, tuy nhiên một số cá nhân vẫn cố tình vi phạm.

Sau khi đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xử phạt hội nhóm đi xe đạp lưu thông trên tuyến đường Võ Nguyên Giáp đi sân bay Nội Bài, từ đầu tháng 11 trở lại đây, vi phạm đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, lực lượng CSGT vẫn ghi nhận nhiều trường hợp vi phạm.

Dù lực lượng chức năng thường xuyên tuyên truyền và ra quân xử lý nhưng đến nay, nhiều trường hợp xe máy vẫn ngang nhiên đi vào cao tốc Đại lộ Thăng Long - tuyến đường cấm xe máy lưu thông.