Xu hướng sử dụng chất liệu dân gian trong sáng tạo

Những năm gần đây, chất liệu văn hóa dân gian nổi lên như một cảm hứng phong phú và hấp dẫn. Từ âm nhạc, thiết kế hội họa, đến phim ảnh, thời trang... văn hóa dân gian len lỏi vào, hồi sinh vẻ đẹp truyền thống.

Nhưng cũng đồng thời đặt ra câu hỏi: “Liệu đây chỉ là xu hướng nhất thời hay là định hướng lâu dài?”.

Sử dụng các hình tượng từ văn hóa dân gian như rồng hay cá chép vào thiết kế bao bì đã tạo nên một làn sóng mới trong lĩnh vực sáng tạo và thương mại vài năm gần đây. Những mẫu bao bì này không chỉ đơn thuần là vỏ bọc sản phẩm, mà thực sự trở thành tác phẩm nghệ thuật, truyền tải tinh thần và câu chuyện văn hóa dân tộc.

Anh Trần Đức Minh – Giám đốc Công ty thiết kế Direction, cho biết: "Lúc đấy bao bì không chỉ là một sản phẩm để bán hàng nữa, mà còn giúp truyền tải những giá trị văn hóa của Việt Nam đến chính người Việt Nam và cả người nước ngoài quan tâm và yêu mến văn hóa Việt Nam".

Trong những năm gần đây, văn hóa dân gian đã trở thành nguồn cảm hứng phong phú cho nhiều lĩnh vực sáng tạo như âm nhạc, hội họa, phim ảnh và thời trang. Những hình tượng, họa tiết và giai điệu truyền thống được tái hiện một cách mới mẻ, thu hút mạnh mẽ giới trẻ.

Tiết mục "Trống cơm" trong một chương trình ca nhạc giải trí nhanh chóng đạt vị trí top 1 trending trên YouTube Việt Nam chỉ sau 4 ngày phát hành, được xem là một ví dụ tiêu biểu.

Tuy nhiên, làm sao để văn hóa dân gian trở thành hướng đi bền vững trong sáng tạo? Tại tọa đàm về sử dụng chất liệu dân gian trong thiết kế sáng tạo, thuộc Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm nay, các chuyên gia nhấn mạnh cần sớm có những nghiên cứu sâu về xu hướng này.

Việc kết hợp văn hóa truyền thống vào sáng tạo không chỉ là trào lưu, mà là cách bảo tồn và phát huy di sản trong cuộc sống hiện đại, như mô hình thành công của Trung Quốc, Hàn Quốc, hay Nhật Bản… Sự thành công của "Trống cơm" và các thiết kế sáng tạo khác minh chứng cho việc kết hợp giữa truyền thống và hiện đại có thể tạo ra những tác phẩm nghệ thuật độc đáo, thu hút giới trẻ. Xu hướng này không chỉ thể hiện khát khao quay về cội nguồn văn hóa mà còn góp phần khôi phục nhiều làng nghề truyền thống đã mai một, tạo động lực cho văn hóa dân gian phát triển trong bối cảnh xã hội hiện đại.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.

Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.

Làng cổ Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, vẫn còn lưu giữ được những truyền thống và nét dấu xưa đặc trưng của người Hà Nội.

Nghề giày da ra đời không chỉ là để đáp ứng nhu cầu thiết thực, mà còn mang đậm dấu ấn của từng nền văn hóa. Từ những chiếc dép lá đơn sơ của người Việt, đến những đôi giày da tinh xảo của người Ý, mỗi đôi giày đều là một câu chuyện lịch sử.

Làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề lụa nổi tiếng với hơn 1000 năm tuổi, lưu giữ tinh hoa văn hóa qua từng sợi tơ, là biểu tượng của sự khéo léo, sáng tạo và tình yêu bất tận với nghề truyền thống.

Chùa Vạn Niên, ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi nằm yên bình bên bờ hồ Tây đang là một điểm đến hấp dẫn tại Hà Nội.